Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Nhìn chung, sinh viên Brazil nghĩ gì về những người hay trễ giờ?
A. Họ thiếu tôn trọng người khác.
B. Họ là người thiếu văn hoá.
C. Họ là người thành công.
D. Họ là người quan trọng.
Câu 3 đoạn 3 có đề cập: “In Brazil, the students believe that a person who usually arrives late is probably more successful than a person who is always on time.”
“Ở Brazil, sinh viên tin rằng những người hay trễ giờ thường thành công hơn những người đúng giờ.”
Đáp án D
Ta có thể suy ra từ đoạn văn rằng_______
A. Phần lớn sinh viên Mỹ đến lớp sau khi giờ học đã bắt đầu.
B. Phần lớn sinh viên Brazil rời lớp ngay khi hết tiết.
C. Sinh viên Brazil thường đến trễ về sớm.
D. Đối với đa số người Mỹ, trễ giờ là việc không thể chấp nhận.
Câu gần cuối đoạn 3 có ý: “in the United States, lateness is usually considered to be disrespectful and unacceptable.”
“tại Mỹ, việc trễ giờ được đánh giá là thiếu tôn trọng và không thể chấp nhận được.”
Các đáp án còn lại:
A. sai vì sinh viên Mỹ coi trọng sự đúng giờ.
B, C sai vì sinh viên Brazil thường đến muộn và ở lại muộn sau khi hết tiết.
Đáp án A
Đoạn cuối: “As a result for his study, the professor learned that the Brazilian students were not being disrespectful to him. Instead, they were simply behaving the appropriate way for a Brazilian student in Brazil.”
“Theo như kết quả nghiên cứu, giáo sư nghiệm ra rằng sinh viên Brazil không phải thiếu tôn trọng mình. Thay vào đó, họ chỉ cư xử theo lẽ thường tại Brazil.”
Do đó, việc đến muộn là rất bình thường, không hẳn do thiếu tôn trọng hay vô lễ.
Đáp án B
Tại sao vị giáo sư nghiên cứu hành vi của sinh viên Brazil?
A. Không một sinh viên nào xin lỗi vì đến muộn.
B. Ông ấy muốn hiểu lí do sinh viên đến muộn.
C. Ông ấy muốn sinh viên đến lớp đúng giờ.
D. Sinh viên có vẻ vô lễ với ông ấy.
Ý chính của đoạn văn là tầm quan trọng của việc đúng giờ tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia. Và một vị giáo sư qua thời gian dạy học tại Brazil đã nghiệm ra điều này. Khi ông đến lớp đúng giờ, sinh viên chưa đến. Họ đến muộn và chào thầy, nhưng lại có vẻ như không thấy có lỗi và ít ai xin lỗi. Ông băn khoăn liệu điều này có phải bất nhã và ông quyết định nghiên cứu hành vi của sinh viên. Và đoạn cuối kết lại bằng việc vị giáo sư nghiệm ra rằng không phải sinh viên thiếu tôn trọng mình, mà họ chỉ cư xử theo lẽ thường ở Brazil.
Từ đó, ta thấy, việc nghiên cứu hành vi của sinh viên Brazil là do vị giáo sư muốn hiểu lí do họ đến muộn, từ đó rút ra sự khác biệt về quan điểm của các quốc gia, không phải do ông thấy sinh viên có vẻ bất nhã, vô lễ
Đáp án D
Ý chính của đoạn văn là?
A. Ở Brazil, việc đúng giờ không quan trọng
B. Người ta được học về tầm quan trọng của thời gian từ khi còn nhỏ.
C. Ở USA, việc đến lớp đúng giờ là rất quan trọng.
D. Tầm quan trọng của việc đúng giờ tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau.
Ý chính đã được khái quát rất rõ rang đoạn: “In the United States, it is important to be on time, or punctual, for an appointment, a class, a meeting, etc... This may not be true in some other countries, however.”
“Ở Mỹ, điều thiết yếu là phải đúng giờ, trong cuộc hẹn, giờ học, buổi họp mặt, … Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng tại các nước khác.” Và suốt phần sau, tác giả nêu lên dẫn chứng cụ thể của việc trễ giờ tại Brazil để chứng minh mỗi nơi có một cách nhìn khác nhau về việc đúng giờ.
Dịch bài
Ở Mỹ, người ta rất quan trọng việc đúng giờ trong một cuộc hẹn, cho giờ học hay một buổi họp mặt, v.v… Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng tại một vài quốc gia khác. Một vị giáo sư người Mỹ đã nhận ra sụw khác biệt này trong thời gian giảng dạy tại một đại học của Brazil. Tiết học dài 2 giờ được lên lịch bắt đầu từ 10 giờ sáng và kết thúc vào 12 giờ trưa. Ngày đầu tiên, vị giáo sư lên lớp đúng giờ, và lúc đó không có ai trong phòng học. Rất nhiều sinh viên đến sau 11 giờ. Dù tất cả họ đều chào giáo sư khi vào lớp, rất ít người xin lỗi vì đến muộn. Liệu có phải những sinh viên này có chút bất nhã? Ông quyết định nghiên cứu hành vi của các sinh viên.
Tại đại học Mỹ, sinh viên phải đến lớp đúng giờ. Ngược lại, tại Brazil, cả giảng viên và sinh viên đều không đến đúng giờ. Tại Mỹ, các tiết học bắt đầu đúng giờ và kết thúc theo thời gian quy định. Tại các lớp ở Brazil, rất ít sinh viên rời lớp giữa trưa, phần đông ở lại tới hơn 12:30 để thảo luận và đặt câu hỏi. Việc đến muộn không quá quan trọng tại Brazil, việc ở lại lớp muộn cũng tương tự.
Theo kết quả nghiên cứu, vị giáo sư nghiệm ra rằng các sinh viên Brazil không hề thiếu tôn trọng ông. Thay vì vậy, họ chỉ đơn giản là đang cư xử đúng kiểu Brazil. Cuối cùng thì vị giáo sư đã có thể thích ứng và thoải mái với nền văn hoá mới
Trong câu chứa từ phủ định “not” nên loại đáp án A và C vì “ so” và “too” dùng trong câu khẳng định
Đáp án D sai vì khi dùng “either” thì động từ phải đứng sau chủ ngữ
=> Đáp án. B
(dùng “neither” thì động từ phải đứng trước chủ ngữ
Tạm dịch: Tôi sẽ không học tiếng Pháp và anh ấy cũng không
Đáp án B
Cấu trúc “đồng tình” với việc gì đó ở dạng phủ định:
- Neither + trợ động từ + S hoặc S + trợ động từ + not + either
Tạm dịch: người đàn ông lái xe tải không thừa nhận rằng anh ta đã mắc lỗi và cả những tài xế khác cũng vậy (cũng không thừa nhận mình mắc lỗi)