K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

Thể loại : Bút kí

Nghệ thuật :

- Liệt kê kết hợp giải thích và bình luận

-Miêu tả đặc sắc , chân thực , khơi gợi cảm xúc

Ý nghĩa :

Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh & di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca & âm nhạc cung đừng, Ca huế là 1 hình thức văn hóa - âm nhạc rất trang nhã, thanh cao, còn là 1 sản phẩm tinh thần cần được giữ gìn, trân trọng và phát huy.

Chúc bạn học học tốt !

Li ệ t kê k ế t h ợ p gi ả i thích và bình lu ậ n - Miêu t ả đ ặ c s ắ c, chân th ự c khơi g ợ i c ả m xúc.
13 tháng 4 2019

Mk can gap lam nhanh ho a

13 tháng 4 2019

van ban su dung bien phap liet ke .tac gia da su dung thanh cong bien phap liet ke tu do lam noi bat len noi dung cua vb la hue ko chi la co do noi tieng ma o day con co ca hue voi nguong tu nhac dan dan va nhac cng dinh vua trang trong tao nha ma con phong phu

2 tháng 5 2018

Tác giả:Hà Ánh Minh

2 tháng 5 2018

Tác giả : Hà Anh Minh

Tác phẩm : - Bài văn tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng và giới thiệu về những làn điệu dân ca Huế.

​Chúc bạn học tốt !

13 tháng 5 2019

Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa- âm nhạc thanh lịch và tao nhã: một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

Lần sau nhớ gõ tiếng việt có dấu nhé bạn

1 tháng 5 2018

Ca Huế trên Sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô Huế, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Vì thế, du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài, lăng tẩm, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm trên bồng bềnh sông nước Hương Giang. Đây là nhu cầu chính đáng của du khách, đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.
Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sỹ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên Sông Hương “...Em cạn lời cho anh dứt nhạc/Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông Hoàng, bà Chúa... Thật là một điều ngộ nhận.

Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa, tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính qui trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn. Thế nên đò hát trên Sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn. Tuỳ vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông.

Trong khoang đò hát không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều, thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như, cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng, xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như: Nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như: thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường bắt đầu thả đò từ Chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ, thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Chính cái thú chơi nghệ thuật đặc sắc, tinh tế, tao nhã này mà ca Huế trên sông đã được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử trên đất thần kinh này.

1 tháng 5 2018

cảm ơn bạn rất nhiều

THANK YOU!!!!!!

30 tháng 10 2016

Nghệ thuật :

- Sử dụng từ láy ( lom khom , lác đác)

- Sử dụng phép đối , chơi chữ

- Sử dụng cách tả ngụ tình

Ý nghĩa:

Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên Đèo Ngang rộng lớn, hoang vắng . Qua đó bộc lộ tâm trạng buồn , cô đơn, nhớ nước thương nhà khi lần đầu tiên xa quê

30 tháng 10 2016

Nghệ thuật :
- Thơ chữ Nôm nhưng sử dụng thể thơ Đường điêu luyện.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.

5 tháng 8 2016

a,

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng thời tiết nắng mưa.

- Nghĩa chuyển: Chỉ sự gian lao, khó nhọc của người mẹ.

b,

      "nắng mưa , từ những ngày mưa 

     lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan"

Trong câu thơ trên nhà thơ đã sử dụng từ " lặn" để nói về sự gian lao, khó nhọc sự vất vả của người mẹ trong cuộc sống cũng như trong cuộc đời này. Chỉ dùng một từ " lặn " cũng khiến người đọc , người nghe hiểu được tấm lòng, sự gian nan ấy trong cuộc đời mẹ không bao giờ thay đổi. Nếu sử dụng từ khác thay cho từ " lặn" thì chắc chắn không thể hiểu được nỗi vất ấy, tấm lòng ấy bao la như thế nào.

 

22 tháng 12 2016

Đa nghĩa là nhiều ý nghĩa ít nhất là từ hai trở lên. vì vậy trong bài thơ bánh trôi nước đã sử dụng 2 nghĩa : Nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ.

Nghĩa thực nói về món ăn truyền thống của dân tộc ta.

Nghĩa ẩn dụ nói về tấm lòng son sắc thủy chung của người phụ nữ xã hội phong kiến xưa.

20 tháng 9 2017

* Sông núi nước Nam

- Nội dung : Khẳng định chủ quyền của đất nc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước đó trước kẻ thù xâm lược. Nó đc coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta

- Nghệ thuật :

+) giọng thơ hùng hồn , đanh thép. Ngôn ngữ thơ cô động , hàm súc

+) Lập luận chặt chẽ , chắc chắn . Kết cấu hợp lí

* Phò giá về kinh

- Nội dung : Ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần , Hào khí Đông A , khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nc

- Nghệ thuật :

+) Sử dụng các đ.từ mạnh trog vc miêu tả 2 chiến thắng : Chương Dương và Hàm Tử

+) Câu trên đối xứng vs câu dưới về thanh , nhịp , ý

+) Âm hưởng , giọng điệu : hùng hồn , mạnh mẽ

>> Chúc bạn hok tốt <<

21 tháng 9 2017

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI PHÒ GIÁ VỀ KINH.

Nội dung:

+) Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh:

- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

- Hai câu sau làlời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinhcó nhiều điểm tương đồng:

-Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Về hình thức: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

II. Nghệ thuật

1) Bài thơ Phò giá về kinh có số câu là 4, mỗi câu 5 chữ Là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

2) Hai câu đầu tác giả đã nhắc đến:

Chiến thắng cướp giáo giặc ở bến Chương Dương Chiến thăng bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử Hai câu sau:

Đất nước thời bình, tương lai tươi sáng. Nhận xét về cách biểu đạt: Dùng động từ mạnh. Có những câu thơ đối nhau. Giọng thơ khỏe khoắn, hùng tráng. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịcủa dân tộc ta

3) Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn tứtuyệt. Diễn đạt cô đọng, hàm súc ...

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.
Hai câu sau:
* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
a. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
- Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
b. Ý nghĩa:
- Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ...