Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ưu điểm:
+Về lĩnh vực Vật lý,sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại,đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein đã để lại dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không thời gian.Mặt khác,các phát minh lớn về Vật lý học của thế kỉ XX,từ năng lượng nguyên tử đến lade,bán dẫn,...đều có liên quan tới lí thuyết này.
+Về các lĩnh vực khác như Hóa học,Sinh học,các khoa học về Trái Đất (Hải dương học,Khí tượng học,...) đều đạt những thành tựu to lớn.
+Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã đưa vào sử dụng như vô tuyến,điện tín,điện thoại,rađa,hàng không,điện ảnh,phim có tiếng nói hoặc phim màu,...
→Giúp cuộc sống vật chất và tinh thần của con người tốt đẹp hơn.
-Nhược điểm:
+Là phương tiện chính gián tiếp gây ra chiến tranh đầy thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI- XVIII
Tham khảo
- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.
+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…
- Về nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
Câu 8:
Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. - Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
Câu 9:
1. Công nghiệp.
- Thế kỉ XIX được gọi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước.
2. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
a. Giao thông vận tải.
Xuất hiện tàu thủy (1807), xe lửa (1814).
b. Thông tin liên lạc.
Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ giữa thế kỷ XIX.
3. Nông nghiệp.
- Phân hóa học được đưa vào sử dụng.
- Nhiều máy móc nông nghiệp ra đời…
4. Kỹ thuật quân sự.
Nhiều vũ khí mới được sản xuất…
8Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì
+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.
+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)
+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.
A /B/C/D