Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.
+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).
+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .
+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.
+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.
+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.
+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.
+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).
+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.
Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.
Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".
Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.
Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.
Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".
Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.
Tham khảo nha bn!!
Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.
Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh
đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình.
Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?...........................
=>>>Tự làm tiếp nha bạn
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.
Yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người; đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ. Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người đã cống hiến cả đời mình cho non sông, đất nước, cho dân tộc; đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cả cuộc đời mình Bác chỉ có một ham muốn duy nhất, lớn nhất: đó là làm sao cho đất nước được độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Qua những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều khắc họa đậm nét tình thương yêu bao la của Bác đối với con người - một tấm lòng vị tha, bao dung… Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương con người, sống có nghĩa có tình, mỗi cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác: - Trong mối quan hệ giữa người với người phải khoan dung, độ lượng, chân thành, tránh ác cảm, thù hằn, cá nhân. Phải có tình yêu nhân dân, tôn trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của nhân dân; không được coi mình là quan cách mạng để nhũng nhiễu, gây khó dễ cho nhân dân. Phải luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu để cùng cảm thông, cùng chia sẻ nhất là khi nhân dân gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. - Đối với đồng sự phải có lòng yêu thương, trương trợ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và ngày càng tốt đẹp hơn. Luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình, trên tinh thần thẳng thắn và chân thật, không “lựa gió bẻ măng”, “vơ đũa cả nắm”, nâng cao quan điểm để “đánh một đòn cho tới chết”. - Khi nhận xét, đánh giá một con người phải có tính bao quát, tránh nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, chỉ nói đến khuyết điểm mà không thấy ưu điểm của con người. Đối với những hành vi sai trái phải nghiêm khắc phê bình, xử lý nhưng cũng tạo cơ hội để đồng chí mình sửa chữa, khắc phục và vươn lên. Trong đấu tranh phê bình phải cụ thể, rỏ ràng, không nói chung chung kiểu ai hiểu thế nào cũng được.Chúc bạn hx tốt!Tình thương là nơi bắt đầu của một trái tim nhân hậu, trái tim ấy là bài cát ngày ngày đón nhận những đợt sóng tình thương dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Vì lẽ đó, thật đẹp biết bao nhiêu nếu như những đợt sóng ấy cứ âm thầm vỗ nhịp, hoà cùng nhịp đập với những trái tim nhân từ. Cuộc đời con người lấy tình thương nuôi dưỡng tâm hồn, từ tâm hồn xây dựng nên một trái tim của tình yêu, lẽ sống và dần dần trái tim ấy chợt sáog long lanh trở thành một trái tim hoàn thiện. Và không biết từ bao giở mọi người cho ràng: “Trái tìm hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá".
“Trái tim hoàn thiện"? Phải chăng đó là trái tim đang hoà nhịp đập, mang trên mình dòng máu đỏ là trái tim đẹp nhất trong những trái tim? Đúng vậy, chắc hẳn trái tim ấy là một trái tim hoàn thiện, nhưng trong một khía cạnh nào dó. Tồn tại trong mối quan hệ xã hội đời sống loài người “trái tim hoàn thiện'” là trái tim biết dung hoà tất cả phẩm chất tốt đẹp của con người. Phẩm chất ấy bao gồm tất cả những tình cảm, cảm xúc cùa một con người đích thực. Như bao lâu nay vẫn vậy, con người là tạo vật vĩ đại và hoàn thiện nhất của tạo hoá, để cho ai đó phải thốt lên rằng: “Con người – tôi xin cúi đầu trước Người”. Sự vĩ đại ấy không chỉ riêng là trí tuệ với lí trí sắc bén mà còn là một tình cảm thánh thiện bên trong một trái tim hoàn thiện.
Một trái tim hoàn thiện luôn ngự trị trong con người giàu lòng nhân ái, vị tha, cả một cuộc đời luôn cống hiếu, dâng mình tất cả, luôn biết dung hòa giữa cho và nhận vì một lẽ, vì một diều duy nhất, đó là vì tình yêu giữa người vớì người. Những con người ấy lúc nào cũng tồn tạì một trái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn biết thấu hiểu, biết yêu thươrg và sẻ chia chấp nhận hi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực chơ những người xung quanh.
Trái tim có nhiều mảnh vá là trái tim chịu nhiều tổn thất, chịu nhiều nỗi đau và chia sẻ, hi sinh vì những cuộc đời khác. Xung quanh ta, mọi người trao yêu thương cho nhau bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ một lần trao yêu thương là một lần con tim lại mở lòng, thổn thức đến kì lạ. Có được sự hoàn thiện của trái tim, lòng nhân ái, vị tha là liều thuốc mạnh, hoá giải từng mật mã khó nhất để giải thoát một trái tim đang ngập trong lầm lỗi, trong ganh đua, ích kỉ. Hành động sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà ai đó mắc phải, nếu có thể ta hãy mở lòng mình đón nhận hành động sửa sai cho dù lỗi lầm ấy có vô tình tổn thương cho ta. Có thể vẫn còn đau khổ, vần còn tổn thương nhưng thời gian sẽ mang đi tất cả, lau đi những vết thương lòng và sẽ là hạnh phúc biết bao nhiêu khi ta trao trọn sự tin yêu cho người khác, để người ấy luôn biết rằng họ đã có một lối đi riêng trong trái tim của chính chúng ta. Lòng nhân ái, vị tha bao giờ cũng đưa con người vào thiên đường của ước vọng, của tình yêu thương con người trao đến nhau. Nó bao giờ cũng đem đến cho trái tim một tinh thần thương yêu, chia sẻ, biết cúi mình xuống đón nhận bao nỗi đau bất hạnh, san sẻ những gì có thể dù cho rất nhỏ nhưng cái nhỏ nhoi đó chính là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những ngày bận rộn cuối cùng của năm, gạt đi tất cả công việc bận rộn, mọi người cùng hướng trái tim vào bao người còn nghèo khổ, gom góp từng tình yêu thương xây dựng nên “toà lâu đài hạnh phúc” cho những linh hồn bé nhỏ, cho bao nhiêu người không có mái ấm gia đình. Con người Việt Nam trải qua muôn ngàn gian khổ, đau thương và mất mát mới gây dựng được một đất nước thanh bình như ngày nay. Đau thương là thế, mất mát là thế, họ đã gạt đi đau thương của mình, tự tìm đến hạnh phúc đích thực và đột nhiên lại rơi lệ trước bao nỗi đau của người khác kém hạnh phúc hơn. Bao con người ấy, bao người Việt Nam ấy, họ đều có trái tim Việt Nam hoàn thiện nhất.
Những trái tỉm hoàn thiện ấy đã chứng minh một điều rằng họ ỉà những con người chân chính. Có ai đó đã từng khẳng định rằng “con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành con người chân chính”. Để phấn đấu trở thành con người chân chính là phải dấn bước trên một con đường lâu dài. Con người chân chính là phải có trái tim và trí tuệ luôn hướng thiện. Biết sống đúng nghĩa, luôn đeo đuổi mục đích hướng thiện và ấp ủ trong tim rằng phải biết mang đến và chia sẻ hạnh phúc của mình cho mọi người, biết tự làm mình cảm thấy hạnh phúc. Một trái tim hoàn thiện bao giờ cũng lấy những điều ấy làm kim chỉ nam cho hành động và mục đích sống cho riêng mình. Trái tim ấy có thể vì người khác mà chính lòng mình cũng cảm thây tổn thương, rồi tự hoá giải những tổn thương ấy bằng cách lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình. Niềm hạnh phúc ấy có thể xem như là mảnh vá thủng vừa tổn thương và dần dần trái tim ấy có nhiều mảnh vá -một trái tim có chiểu sâu của bao lần thổn thức vì mỗi lẩn đau.
Bằng cuộc đời của vị lãnh tụ vỉ đại của chúng ta, ta có thể thấy được rằng tất cá những điều ây đều là sự thật . Một cuộc đời bôn ba đên những vùng đất lạ, tìm kiếm bao lí tưởng tuyệt vời nhất để rồi suốt một đời Người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, thậm chí là cá một cuộc đời để tìm đến những ngày sống độc lộp tự do cho toàn dân tộc. Những ngày mà toàn dân tộc được hạnh phúc là những ngày mà cuộc đời Người cỏm thấy hạnh phúc nhất mặc dù Người đẫ đi xa không thể chứng kiến được những ngày ấy, nhưng mãi mãi tấm chân dung cùa Người vẫn mỉm cười hạnh phúc.
"Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót
Chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
Noi gương Người ta cũng phải sấng làm sao để có được hạnh phúc. Sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đà tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Karl Mark từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh” và “người nào mang đến hạnh phúc cho nhiều người nhất chính là người hạnh phúc nhất”, một con người khó bao giờ đến được với sự hoàn thiện tuyệt đối nhưng con người luôn sống và hướng đến sự hoàn thiện ây. Mỗi bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, hướng về đó nó có thể cảm nhận được ánh nắng mặt trời đang toả ấm để nó biết rằng nó vẫn còn tồn tại. Và con người cũng vậy, chừng nào con người còn sống, họ cũng hướng thiện trái tim họ sẵn sàng hướng đến mọi trái tim, sẵn sàng xích lại gần nhau hơn khi mọi cần tới nhau. Sống như vậy mới xứng đáng đúng nghĩa với hai chữ “con người”, xứng đáng là một trái tim hoàn thiện trong vô vàn cái hoàn thiện.
Câu thứ hai : “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cấi xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.
Ý nghĩa bỉ ngạn hoa
Truyền thuyết kể rằng bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.
Chính vì vậy mà hoa bỉ ngạn có ý nghĩa là hồi ức đau thương, phân ly, khổ đau và là vẻ đẹp của cái chết.
NHỮNG BÀI THƠ VỀ BỈ NGẠN
Bài thơ 01:
“Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạn
Hoàng Tuyền huyết nhuộm nỗi bi thương
Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ
Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương”
Bài thơ 02:
“Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tàn
Hoa vừa nở, lá đã vội tan
Lá vừa chớm mọc, hoa lại rụng
Có lá không hoa
Thấy hoa không lá
Chung một rễ mà chẳng thể gặp
Ở rất gần mà cũng rất xa
Cứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớ
Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp bi“
Bài thơ 03:
“Bỉ Ngạn hoa nở bên bờ sinh tử
Sông Vong Xuyên ánh đỏ cả một dòng
Mạnh Bà Thang là ai quên ai nhớ
Cầu Nại Hà là ai ngóng ai trông“
O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.
“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.
Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”-Văn lớp 9
Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người
Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.
Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.
Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.
Bạn là ARMY hả?
Ừ nhìn tên mà ko bt