K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2021

Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá xum xuê rung rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó, đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế. Mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ đễnh nhìn ra cửa sổ, cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em.Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em, em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn, trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Cây bàng lẻ loi mùa đông là thế, nhưng khi mùa xuân tới, những búp non xanh bắt đầu hé chào nắng. Những búp non ấy cứ dần nở rộ tạo thành lá bàng một ngày một to và thời gian trôi đi cây bàng lại khoác thêm mình bộ áo mới lộng lẫy.
Những chùm hoa li ti như sao xa ấy vàng điểm vàng thật đẹp mắt rồi những chùm hoa ấy lại tạo quả. Quả bàng xanh, rồi dần dần chín vàng lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

2 tháng 4 2021

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

31 tháng 1 2019

Là Hoạt động vừa sức không quá sức 

thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

hok tốt

đoán z ko bt đúng ko

31 tháng 1 2019

-tập thể dục thường xuyên 

-ăn uống điều độ ;hợp lí

-uống đủ nước mỗi ngày

29 tháng 1 2019

Trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 vừa qua, em được ba cho đi xem Hội khoẻ của thanh niên thành phố, tổ chức tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Rất nhiều tiết mục hấp dẫn như Vovinam, vật tự do, Karatê, bóng bàn, bóng chuyền, cử tạ... nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Vận động viên Huỳnh Quốc Long đã xứng đáng đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi này.

Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Long bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ khoảng hơn hai mươi tuổi. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện rất dễ gần.

Lực sĩ Long có một thân hình rất đẹp. Anh cao khoảng một mét bảy, nặng hơn bẩy mươi kí lô. Vai rộng, ngực nở, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trôg mới khoẻ mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một pho tượng đồng đen sừng sững.

Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng hàng trăm kí giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.

Có được thành công hôm nay, chắc chắn lực sĩ đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngắm nhìn anh, em ao ước ngày mai lớn lên. em cũng sẽ có được một thân hình và một sức khoẻ như thế. Điểu đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: Có chí thì nên.

còn trả lời giúp mk hông ????

17 tháng 12 2021

thước kẻ hoặc ê-ke

17 tháng 12 2021

tam giác vuông

22 tháng 1 2019

Đâu phải toán,ngữ văn hay tiếng anh đâu bn

Lên google tìm nhé

Hok tốt!

22 tháng 1 2019

Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh (phần nhiều là mười hai cánh); xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xin điểm kỹ một vài hình ảnh làm minh chứng như sau:
Hình người: mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim.
Hình nhà: có hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn). Qua đó cho ta thấy nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay.
Hình thuyền: nhiều trống đồng hình chiếc thuyền được chạm khắc trên tang trống cho chúng ta thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt đến mức khá cao. Hãy xem hình người thuyền trưởng dùng trống đồng và một dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa vào các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.
Ngoài ra mặt trống còn thể hiện tiết khí trong năm, chẳng hạn Tiết đông chí: ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí: đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính,… ta vẫn gặp những cái nhà sàn ấy, nhưng có điểm khác là trên nóc mái chỉ có một con chim trống, con mái dường như đang ở nhà ấp trứng. Từ hình ảnh này người xưa quan niệm “mùa hè phải đóng bè làm phúc; không được phá phách các tổ chim; bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó”… Đây là truyền thống tốt đẹp mà còn mãi đến thế hệ chúng ta ngày nay.

Vòng thứ tám (tính từ tâm điểm) gồm hai nhóm, mỗi nhóm có mười con hươu cách nhau bằng hai tốp chim xòa cánh bay (một tốp sáu con và một tốp tám con). Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái. Đó là những hình vẽ con vật tượng trưng. Chẳng hạn: Gà (thuộc lớp chim) chỉ đi ăn vào ban ngày, hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Căn cứ như vậy người xưa tính được sáu đêm vào đầu tháng (từ mồng một đến mồng sáu) và tám đêm vào cuối tháng (từ 22 đến 30) không có trăng. Và họ suy ra sáu đêm đầu tháng và tám đêm cuối tháng sẽ không đi săn thú được, vì không có trăng.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có sáu đêm đầu tháng không trăng, người ta tính: Mồng một lưỡi trâu – mồng hai lưỡi gà – mồng ba lưỡi liềm – mồng bốn câu liêm – mồng năm liềm vật – mồng sáu phạt cỏ – mồng bẩy tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng. Tuần trăng sáng được tính: Mười rằm trăng náu – mười sáu trăng treo – mười bảy trải giường chiếu – mười tám giương cạm – mười chín bịn rịn – hai mươi giấc tốt – hai mốt nửa đêm… Những ngày còn lại không có trăng nên không cần tính nữa.
Vòng thứ mười gồm ba mươi sáu con chim được cách điệu, xếp cùng chiều (mười tám con đậu và mười tám con đang bay). Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có sáu vòng hoa văn hình học, các vòng một và sáu là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng hai và năm là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vòng ba và bốn là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Suốt hàng nghìn năm, những chiếc trống đã là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong nghi lễ cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn – có thể nói đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Những hình ảnh họa tiết trên trống đồng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thẩm mỹ. Sự sắp xếp trên mặt và thân trống đều theo một quy ước, một trật tự, có chiều hướng ổn định, ta không thể tự thay đổi được. Tất cả những hình ảnh mà ta thấy không hề có một chi tiết nào thừa. Những hình người, hình chim, hươu,… xếp theo hàng luôn theo hướng đi của mặt trời, nhìn trên mặt trống đồng là ngược chiều kim đồng hồ. Tuy vậy, thực tế vẫn có vài nơi sử dụng họa tiết mặt trống đồng để trang trí lại hay đặt ngược. Ví dụ: bìa phụ cuốn sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” (NXB Văn hóa dân tộc -1996) con chim lại quay đầu theo chiều kim đồng hồ, như thế là ngược; hay ngay cả trang Văn học nghệ thuật của Đài Phát thanh truyền hình Thái Nguyên nhiều năm nay vẫn để biểu tượng trống đồng quay ngược (theo chiều kim đồng hồ). Thiết nghĩ khi tạo hình ảnh trống đồng cũng cần để ý chiều hướng sao cho thuận.

19 tháng 3 2022

sức sống

19 tháng 3 2022

sức sống

10 tháng 4 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 4 2020

ĐỪNG ĐƯA CÂU HỎI LINH TINH NHÉ!

17 tháng 4 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.