Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…
Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.
Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.
Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.
Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.
Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. "Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng" là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.
Tham khảo (máy em sắp hết dung lượng nên ko tải Canva đc)
- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở đường link này nhé :
https://hoatieu.vn/hoc-tap/mot-so-thanh-tuu-van-hoa-tieu-bieu-cua-hy-lap-va-la-ma-co-dai-210258#:~:text=M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20t%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20ti%C3%AAu,ut%20v%E1%BB%9Bi%20b%E1%BB%99%20Th%C3%B4ng%20s%E1%BB%AD
Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay: – Con người vẫn sử dụng dương lịch để tính ngày. – Sử dụng hệ thống chữ cái và chữ số La Mã – Áp dụng các định lí như ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit, Ác-si-mét,....
tui chỉ liệt kê vài cái thôi
- Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại.
- Vì:
+ Nền văn minh phương Đông ra đời từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, trong khi đó, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, nền văn minh Hi Lạp và La Mã mới được hình thành. => Do phát triển sau, nên cư dân Hi Lạp - La Mã có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những thành tựu văn hóa của phương Đông.
+ Thông qua quá trình giao lưu, buôn bán, các thành tựu văn minh phương Đông cũng dần được du nhập tới Hi Lạp, La Mã.
+ Cư dân Hi Lạp – La Mã tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo các thành tự văn minh phương Đông để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã :
- Chung :
+ Các con số và chữ cái được sử dung đến tận ngày nay
+ Đã biết tạo ra dương lịch
- Khác :
1) Hy Lạp
+ Có các tác phẩm điêu khắc như là tượng thần vệ nữ Milos ( Aphrodite de Milos ) , tượng lực sĩ ném đĩa,.....
+ Các công trình kiến trúc như là Đền thờ nữ thần Athena – Parthenon,....
+ Văn học Hy Lạp đa dạng, phong phú về thể loại nổi bật là thần thoại, thơ, kịch. Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Iliat và Ôđixê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở ơ-địp làm vua (Hy Lạp),...
+ Người phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như: định lí Pitago, định lí Talét, định luật Ácsimét,...
2 ) La Mã
+ Các công trình kiến trúc đồ sộ như là đấu trường Cô - li - dê,....
( Về phần còn lại Hy Lạp và La Mã đa dạng và phong phú )
Kiến trúc. Các công trình kiến trúc điêu khắc La Mã cổ đại nổi tiếng không thể bỏ qua là đấu trường Colosseum, đền Parthenon, cầu vòm bằng đá, cột Trajan và Khải Hoàn Môn. Nổi tiếng nhất không thể không kể đến vào thời đó là Vistruvius.