Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao.Họ ở tách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
+)Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.
2)
Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:
- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.
- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.
- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.
Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
3)
Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
4)Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động
5)
Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.
Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.
1)+Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
2)
Những nét chung của ba cô gái:
- Họ sống và làm việc trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
- Cả ba đều là những cô gái tuối đời còn rất trẻ
- Có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc, hết mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất
- Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản gian khổ hiểm nguy
- Có tình đồng đội gắn bó keo sơn
- Hay xúc động, đều là những cô gái rất mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, và thích làm đẹp
Những nét riêng:
- Ở Phương Định:con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư và hay hát
- Ở Nho: là cô gái trẻ xinh xắn thích thêu thùa
- Ở chị Thao: là tổ trưởng, trưởng thành hơn, chính chắn và có kinh nghiệm hơn nhưng chị cũng hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
=> Những nét chung của ba cô gái cũng chính là những nét chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chồng Mĩ nhưng ở họ cũng vấn có những cá tính, nét riêng của mình.
3)
a. Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình
- Phương Định là một cô gái thành phố, tự biết mình đẹp nhưng trong lòng cô luôn coi những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
- Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa bài hát, hay mơ mộng “hát và nghĩ vớ vẩn”.
- Cô hay quan sát, để ý đồng đội của mình.
- Cô dành tình cảm yêu thương cho Nho – người bạn như cây kem trắng
- Dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người “cương quyết, táo bạo”.
b. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom
- Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế.
- Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.
- Diễn biến tâm lí
- Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới“.
- Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như, cũng trở nôn sắc nhọn hơn: “Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành“.
- Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ“.
→ Tác giả đã miêu tả sinh động và chân thực tâm lí nhân vật
⇒ Làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.
c. Cảm xúc của các cô gái trước trận mưa đá ở cuối truyện cũng được miêu tả một cách chân thực và xúc động
- Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tình hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ.
- Cô vui thích, cuống cuồng: “Những niềm vui con trẻ …lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”.
- Và cơn mưa gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Một danh nhân đã nói rằng: “Kẻ khốn cùng nhất trên đời này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Thế bạn đã có xây dựng ước mơ cho riêng mình chưa? Bạn đã sẵn sàng để đạt lấy ước mơ đó? Dĩ nhiên ai cũng muốn đạt được ước mơ của mình nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.
Ước mơ là gì? Đó là câu hỏi mà giới trẻ ngày nay hay đặt ra. Đối với một số người thì ước mơ chỉ là những điều mơ hồn, viển vông, không có thật. Người khác cho rằng ước mơ chỉ xảy ra ở tương lai chứ hiện tại khó mà đạt lấy được. Còn với tôi ước mơ là có thật! Nó có thể là một điều nằm ngoài tầm với của chúng ta, một điều thể hiện sự khát vọng trong mỗi tâm hồn và cũng là một đích sống để ta hướng tới. Ước mơ không cần phải quá to lớn, đôi khi ước mơ chỉ là những điều nhỏ nhặt, hay là những lời ước mà bạn dành cho người khác.
Đa số khi tôi hỏi người khác về ước mơ của họ thì hầu như ai cũng có. Người thì hào hứng kể cụ thể, chi tiết về ước mơ của họ những phần còn lại thì hơi lúng túng, ngại ngùng khi trả lời. Vì sao họ lại như vậy? Bởi vì họ không biết phải định hình ước mơ của mình như thế nào. Họ không biết họ đã đặt ước mơ của họ đúng hay chưa, nó có quá cao hay quá thấp hay thậm chí họ cho rằng mình không chắc có thể đạt được nó hay không.
Một lối suy nghĩ thật là thiếu chín chắn, chưa gì họ đã nghĩ đến con đường thất bại. Như vậy bạn sẽ khó đạt được hành công trong cuộc sống, tự tạo ra cho mình những cái bẫy mà vốn dĩ ra nó không hề có trước đó. Chúng ta sống là phải có ước mơ, có một đích sống là gì mà bạn lại đánh mất những thứ đó chẳng khác gì đánh mất cuộc sống của mình, một cuộc sống bấp bênh không biết trôi nổi về đâu.
Và đó cũng là thực trạng của giới trẻ ngày nay, là một điều đáng quan tâm tới. Sau đây là kế hoạch thực hiện ước mơ của tôi. Ví dụ trong việc định hướng công việc; Trước hết hãy tập tính quan sát của mình, hãy nhìn thế giới xung quanh ta, nào là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,kế toán … Có rất nhiều nghề cho chúng ta chọn nhưng thật sự bạn muốn lựa chọn ngành nào cho phù hợp? Đó cũng là do sở thích, tiềm năng và năng lực của bạn.
Thứ hai là trong việc học tập, bạn thấy bạn giỏi ở môn nào, cần bổ sung thêm điều gì và cần đạt kết quả như thế nào ở cuối năm. Khi bạn ước mơ muốn làm bác sĩ chẳng hạn, để thi vào đại học y bạn phải rèn luyện cho mình ba môn Toán, Hóa, Sinh thật tốt; Tìm hiểu về trường đại học uy tín nào đó và cố gắng hết mình, nỗ lực trong học tập và đạt được kết quả mà mình mong muốn. Chỉ cần thể hiện sự luyện tập, vươn lên trong cuộc sống thì mọi ước mơ cũng có thể đạt được sự thật.
Bay vào vũ trụ và nhìn ngắm nó vốn là mơ ước vĩ đại của loài người. Dù biết đó là điều không tưởng nhưng con người không ngừng xây dựng những mơ ước. Và cuối cùng ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực nhờ những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học. Chỉ sau vài chục năm nghiên cứu, con người đã biến ước mơ ấy thành sự thật. Năm 1957, ta đã phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên, tiếp đến năm 1961 nhà phi hành người Nga – Xô Viết đã bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Và Armstrong cũng là người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên vào năm 1969.
Loài người chúng ta đã và đang làm những điều rất vĩ đại và phi thường. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn thì mọi khó khăn trở ngại sẽ dần được khắc phục mở ra con đường để bạn đi đến ước mơ. Ước mơ là miễn phí, bởi thế, bạn đừng ngại xây dựng ước mơ mỗi ngày để thành công.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.
Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.
Câu 1. Đoạn trích trong SGK là hai lớp thuộc hồi bốn của vở kịch. Ở hồi bốn này, xung đột và hành động kịch lại tập trung vào hai nhân vật: Thơm, Ngọc. Hồi kịch ày đã bộ lộ sự đối lập của hai nhân vật Thơm, Ngọc, tâm trạng day dứt, ân hận của Thơm. Nhờ tạo ra một tình huống căng thẳng, tác giả đã buộc nhân vật Thơm phải có sự chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Phân tích các lớp kịch này chủ yếu là phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong mối quan hệ với Ngọc và tron tình huống gay cấn ở hồi kịch này.
Câu 2. Xung đột kịch trong hồi bốn đuộc bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạnh. Mặc khác, tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
Câu 3.
- Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Tuy nhiên, Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một người lớn lên trong một gia đình nông dân. Thơm quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận bị giày vò kho dần biết Ngọc làm tay sai, dẫn Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
- Tâm trạng và hành động của Thơm.
+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp vào đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa Thơm nhiều tiền, đánh nhẫn, may mặc…).
+ Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cho lúc hi sinh, nói lời cuối cùng của ông và trao khẩu súng lại cho Thơm; sự hi sinh của em trai; nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang… Tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô.
Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩa và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảnh tránh. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa về để ăn diện.
+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay tron buồng của mình. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Nhân vật Ngọc:
+ Vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém, trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
+ Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai của giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng căn cứ của lực lượng khởi nghĩa.
+ Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu.
+ Mặt khác, Ngọc lại càng che giấu Thơm về bản chất và những hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vậy những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
- Hai nhân vật Thái và Cửu: Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầ vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tình, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.
Câu 5. Những nét chung đáng chú ý trong thành công nghệ thuật của các lớp kịch này.
- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.
- Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch, (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm của lớp II có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Chọn đáp án: C.