K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể.

20 tháng 11 2021

Bạch cầu

31 tháng 12 2018

* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại

- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:

- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

- Tham gia bảo vệ phổi:

   + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

   + Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

   + Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V-A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.

* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bể mặt trao đổi khí:

- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

* Chức năng:

- Chức năng của đường dần khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:

   + Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

   + Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

   + Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

9 tháng 8 2017

 - Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

    - Không sử dụng các chất kích thích có hại.

    - Cần phải liên tục kiểm tra tim mạch, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.

    - Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.

24 tháng 12 2020

Câu 1:

Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu

Cơ chế hoạt động của bạch cầu: 

+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.

+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

 
24 tháng 12 2020

Câu 2:

Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Trồng nhiều cây xanh,

+ Không xả rác bừa bãi,

+ Không hút thuốc lá,

+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

26 tháng 12 2021

TK

Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O không? Vì  sao? | SGK Sinh lớp 8

Câu 1:

Tham khảo

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên,  sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

24 tháng 1 2017

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

   + Bụi, các khí độc hại như NO2, SO2, CO, nicôtin,...

   + Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

   + Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

   + Không hút thuốc

   + Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

   + Thường xuyên dọn vệ sinh.

   + Không khạc nhổ bừa bãi.

   + Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

22 tháng 12 2022

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

   + Bụi, các khí độc hại như NO2, SO2, CO, nicôtin,...

   + Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

   + Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

   + Không hút thuốc

   + Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

   + Thường xuyên dọn vệ sinh.

   + Không khạc nhổ bừa bãi.

   + Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

29 tháng 11 2016

Em nên làm là :

+ Không vứt tác , xé giấy , khạc nhổ bừa bãi

+ Không hút thuốc lá

+ Tham gia trồng cây xanh , làm vệ sinh ..

+ Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia....

29 tháng 11 2016

Cảm ơn nhiều nha

18 tháng 4 2023

* Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp:

- Bụi:

+ Nguồn gốc: Cháy rừng, phun trào núi lữa, cơn lốc, khí thải của máy móc sử dụng than dầu.

+ Tác hại: Khi số lượng bụi quá nhiều sẽ quá tải chức năng lọc sạch của đường dẫn khí dẫn đến bệnh bụi phổi 

- Nitơ oxit:

+ Nguồn gốc: khí tải của ô tô và xe máy

+ Tác hại: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí

- Lưu huỳnh oxit: 

+ Nguồn gốc: từ khí thải sinh hoạt và công nghiệp

+ Tác hại: làm cho các bệnh hô hấp ngày càng nghiêm trọng

- Cacbon oxit: 

+ Nguồn gốc: khói thuốc lá, khí thải sinh hoạt, công nghiệp

+ Tác hại: chiếm chỗ của oxi trong máu, giảm hiệu quả của việc hô hấp

- Các chất độc hại (Nicotin,...) :

+ Nguồn gốc: từ khói thuốc lá

+ Tác hại: Làm tê liệt lớp lông phế quản, giểm hiệu quả lọc sạch không khí gây ung thư phổi

- Vi sinh vật gây bệnh: 

+ Nguồn gốc: các ở các môi trường thiếu vệ sinh, và không khí trong bệnh viện

+ Tác hại: gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp

* Biện pháp: 

- Trồng thật nhiều cây xanh

- Xây dựng hệ thống lọc khí thải

- Đeo khẩu trang chống bụi tại các nơi nhiều bụi hoặc khi làm vệ sinh

- Giữ âm cho cơ thể khi trời lạnh

- Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, nguyên liệu sạch

- Không hút thuốc lá và tuyên truyền mọi người bỏ thuốc lá

- Thường xuyên dọn vệ sinh

31 tháng 12 2021

TK:

1.

 dịch vị giúp chuyển hóa thức ăn có protein thành các chuỗi liên kết peptide dài, liên tục và không phân nhánh (Polypeptide) từ đó giúp dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong dịch vị sẽ bao bọc quanh thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong các cơ quan tiêu hóa dễ dàng hơn.

3.

* Giống nhau:

- Đều là thành phần cấu tạo nên ống tiêu hóa

- Đều được cấu tạo bởi 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc

- Đều được phân thành 3 phần

- Đều diễn ra các hoạt động tiêu hóa

* Khác nhau:

- Dạ dày:

+ Dạng tủi thắt 2 đầu, là phần phình to nhất trong ống tiêu hóa

+ Gồm 3 phần: tâm vị, thân vị, môn vị

+ Thành dạ dày: Dày nhất, đặc biệt có lớp cơ khỏe gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

4.

Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:

- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

+ Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

+ Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.


5.Hệ tiêu hóa ở người được chia làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa tụy, gan, mật

 

8 tháng 4 2017

Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

8 tháng 4 2017

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :

- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...
- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•
- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.