Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cau 1,Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
câu 2,Câu 2 : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trân đã phát động sâu rộng phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh nổi bật trong học tập và phong trào. Tiêu biểu nhất là em Hoàng Quốc Đạt, học sinh lớp 11AB1 (Niên khóa 2016 – 2019) đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trong hoạt động phong trào của Đoàn trường, của lớp.
Đối với Hoàng Quốc Đạt, nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh là học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ phải được thể hiện trong suy nghĩ và hành động một cách cụ thể, thiết thực nhất. Về học tập, Đạt đặt ra cho mình nguyên tắc để thực hiện: “Xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Rèn luyện các kỹ năng để việc học tập đạt hiệu quả”. Theo lời Bác dạy: “Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai”. Hoàng Quốc Đạt luôn xây dựng một thời gian biểu một cách khoa học, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Vào giờ học, em luôn chăm chú lắng nghe lời thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thảo luận nhóm. Trong các cách học em luôn đặt tự học lên hàng đầu. Học là để biết rộng hiểu sâu, học đi đôi với hành. Không chỉ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè mà Đạt còn tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác. Khi nghe giáo viên giảng một vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm, Đạt đã tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng để hiểu sâu hơn về nó. Ở em không có kiểu học đối phó, lệ thuộc vào sách mẫu giải sẵn.
Với tính kỉ luật cao, niềm đam mê và phương pháp học tập đúng đắn, trong nhiều năm liền Hoàng Quốc Đạt đều đạt Học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra em còn sở hữu một số thành tích hết sức đáng khích lệ: giải Ba cuộc thi Chinh phục vũ môn (dành cho học sinh cấp THCS); là một trong hai học sinh thi tuyển vào trường THPT Nguyễn Trân với số điểm cao nhất (năm học 2016 - 2017). Năm học lớp 10, Đạt tham gia Kì thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, em đã đạt giải Khuyến khích môn Toán khối 11; đạt Huy chương bạc Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia; kết quả năm học 2016 – 2017, với số điểm tổng kết là 8,9 Hoàng Quốc Đạt được xếp vị thứ nhất trong 10 học sinh giỏi nhất trường.
Vào đầu năm học mới 2017 - 2018, em Hoàng Quốc Đạt tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18, kết quả ban đầu gặt hái được: giải Nhì tuần thứ nhất với số điểm 285 điểm. Đây là số điểm nhì cao nhất trong ba tuần, Đạt đã được chọn vào kỳ thi tháng thứ nhất. Một kết quả bất ngờ và xứng đáng đã dành cho sự nỗ lực của em: giải Nhất tháng số điểm là 235 điểm. Với thành tích cao trong kỳ thi tháng, Hoàng Quốc Đạt đã trở thành thành viên đầu tiên có mặt trong kỳ thi Quý I sẽ tổ chức vào tháng 10/2017 này. Tất cả mọi người đều gửi đến em những lời chúc tốt đẹp với hy vọng về một cầu truyền hình Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 sẽ được đặt ở ngôi trường THPT Nguyễn Trân thân yêu này.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Hoàng Quốc Đạt có lối sống giản dị, gần gũi, trung thực, khiêm tốn. Tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhiệt tình của em luôn nhận được sự tin yêu, giúp đỡ của thầy cô và sự yêu mến của bạn bè. Những kết quả Đạt có được trong thời gian qua chính là nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo, sự rèn cặp của gia đình, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em trong việc học tập và “làm theo” lời Bác.
Đạt chia sẻ: mỗi đoàn viên, học sinh phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến mình, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, học sinh cần phải học tập tốt để có kiến thức, kỹ năng, khẳng định được bản thân và góp phần cống hiến cho xã hội mai sau. Hai là học sinh nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hóa. Rèn đức luyện tài là hai yếu tố quan trọng để tự hoàn thiện bản thân của người học sinh. Đồng thời, mỗi người khi rèn luyện cho mình một lối sống đẹp, cũng nên tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn ý thức học tập từ tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và việc học đó phải thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là những hoạt động chỉ có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Nhận xét về em, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, chủ nhiệm lớp 11AB1, chia sẻ: em Hoàng Quốc Đạt là một tấm gương tiêu biểu trong việc tự phấn đấu rèn luyện trong học tập và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào. Ngoài việc học tập tốt, em còn là hạt nhân tham gia tốt trong công tác Đoàn và phong trào của lớp. Em Hoàng Quốc Đạt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; là tấm gương cho các em học sinh, đoàn viên toàn trường noi theo.
Quận 9, ngày 07 tháng 04, năm 2018
Trinh thân mến,
Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.
Trinh thân!
Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.
Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mỹ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.
Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng vơi cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.
Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quí giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hy vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”
Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :
“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”
Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:
“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”
Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.
Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.
Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!
Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”
Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu
Quận 9, ngày 25, tháng 10, năm 2009 Trinh thân mến,
Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.
Trinh thân!
Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.
Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mĩ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.
Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng với cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.
Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quý giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hi vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”
Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :
“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”
Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:
“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”
Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.
Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.
Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!
Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”
Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu
Câu này xuy luận lo gít một xíu
Tịch thu điện thoại đuy là dc =))
1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như
- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông
- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông
- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn
- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..
Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán
2.
- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng
- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân
- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.