Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Qua các di sản văn hóa, con người có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của dân tộc ấy qua nhiều thời đại. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, các di sản văn hóa đang dần bị tổn hại nghiêm trọng. Có di sản đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách, cần quyết liệt thực hiện trong thời đại ngày nay.
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về khoa học, lịch sử, đời sống văn hóa dân tộc.
Di sản văn hóa là kết tinh sức lao động, tình cảm và trí tuệ của con người đã gửi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản ấy càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng trong nó tính thời gian. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử. Di sản văn hóa thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người. Bằng tất cả niềm tin, con người muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.
Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định.
Di sản văn hóa bởi thế trở thành tài sản quý báu của dân tộc. Mỗi di sản văn hóa có giá trị kết nối quá khứ với hiện tại. Đồng thời, mở hướng cho con người tiến đến tương lai. Mỗi di sản văn hóa là một niềm tự hào lớn lao về quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất mà bình dị, thắm đượm nghĩa tình của dân tộc.
Bởi các di sản văn hóa có tuổi thọ cao và đang bị tàn phá bởi thời gian và con người. Bảo vệ, gìn giữ và trùng tu các di sản văn hóa là nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Học sinh hôm nay là thế hệ làm chủ đất nước ở tương lai. Không ai khác, mỗi học sinh cần phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với các di sản dân tộc. Bảo vệ di sản là bảo vệ các giá trị tinh thần vô giá, mất đi rồi mãi mãi chúng ta không bao giờ có lại được nữa.
Để gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc, nhà nước đã có chính sách cụ thể. Đồng thời cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi công dân đối với các di sản văn hóa dân tộc.
Trước hết, mỗi học sinh phải biết tôn trọng và tự hào đối với những di sản văn hóa của dân tộc. Bởi đó không chỉ là những công trình xây dựng, không chỉ là cái đẹp của tinh thần mà đó là văn hóa. Lớp lớp cha ông đã không tiếc tiền của, vật chất, sức lực bồi đắp cho các di sản ấy. Bổn phận của chúng ta là phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hãy làm cho nó thêm giá trị trong đời sống ngày nay.
Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, xúc phạm di sản văn hóa dân tộc. Không ai có quyền làm tổn hại nó. Bởi nó là tài sản quý báu và không thể thay thế được của toàn dân tộc. Nó là kết tinh của tình cảm và trí tuệ của cha ông để lại. Cần phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ dân tộc như gìn giữ sinh mệnh của chính mình. Đánh mất đi quá khứ sẽ là một tổn thất lớn nhất đối với con người.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ cho rằng nó không là của ai. Nó lạc hậu và cũ kỹ, không giá trị gì. Đó là nhận thức hết sức sai lầm và vô cảm. Bởi vậy, họ thường có thái độ xúc phạm đến các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thậm chí, họ còn có hành động cố tình phá hoại các di sản vật chất. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.
Di sản văn hóa là báu vật thiêng liêng của dân tộc. Đó là tài sản chung của mọi người. Hãy bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bây giờ. Đồng thời không ngừng phát huy giá trị của nó ngày càng tốt đẹp hơn
Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và hành động ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.
tham khảo:
-ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.
Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.
Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.
Quả là, lòng biết ơn đã đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - một lời khuyên đúng đắn về bài học lòng biết ơn.
-uống nước nhớ nguồn:
Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn .
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là Uống nước nhớ nguồn . Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu uống nước , nguồn để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
Quảng cáo
Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần . Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Quảng cáo
Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc.
Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.
Truyền thống uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữa gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.
-bảo vệ môi trường:
Cuộc sống của con người chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phát triển mà chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Môi trường sống là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển, gắn liền với tất cả các hoạt động sống của con người, môi trường có tốt thì cuộc sống của con người mới được đảm bảo, vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường theo định nghĩa khoa học là "Một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó". Theo cách hiểu nôm na, môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; môi trường sống của con người là toàn bộ những không gian tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta cung cấp các yếu tố tối thiểu phục vụ cuộc sống. Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và mọi tác động của con người cũng ảnh hưởng ngược trở lại môi trường. Môi trường mang lại cho chúng ta bầu không khí để thở và duy trì sự sống, mang lại không gian sinh sống và làm việc cho các hoạt động sống, sản xuất.
Môi trường tạo ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu cho sinh hoạt và sản xuất của con người, bên cạnh đó lại là nơi chứa đựng và đồng hóa mọi chất thải từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng chính vì phục vụ cho con người quá nhiều mà con người lại không bảo vệ nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, đất nhiễm hóa chất, tất cả đều không thể phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, khi môi trường suy thoái đi sẽ mất đi nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nền kinh tế khó phát triển. Nguy hại hơn đó là khi môi trường đã không còn khả năng chứa đựng và đồng hóa chất chải của con người, nghĩa là con người đã thải ra môi trường quá mức, vượt quá giới hạn của môi trường, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.
Nhận thức rõ ràng được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường, con người chúng ta hãy ý thức gìn giữ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, nghiêm cấm các hoạt động làm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là mái nhà chung của con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, nếu không bảo vệ chúng ta sẽ tự hủy hoại đi ngôi nhà của mình và rồi sẽ không còn nhà để ở, để tồn tại và sinh sống.
Như vậy, môi trường thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, không chỉ mang tính ảnh hưởng, môi trường là nhân tố quyết định đến sự sống còn của loài người. Chất lượng môi trường sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống và tương lai của con người, vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy. Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức... Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn... Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười... Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này.
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.
Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.
Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!
Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.
Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.
Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.
Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.
Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.
Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.
Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.
Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian. Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ. Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể sau này chúng ta sẽ phát hiện được nhiều dị bản khác nữa, nhưng trước mắt các nhà khảo cứu đã phát hiện được hai bài:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Giá trị bài thơ được tạo ra gắn với thiên thời (thời điểm xuất hiện bài thơ), địa lợi (đọc thơ ở đền Trương Hống, Trương Hát), nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu phải là “nhân hòa”, không có “nhân hòa” phù hợp với chính yêu cầu của xã hội con người đặt ra, thì không thể tạo nên những giá trị văn hóa lớn lao. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam và mọi chiến công hiển hách của cha ông ta từ trước đến nay không thể chỉ có đi tìm địa linh, thiên thời; mà không có yếu tố nhân hòa, một nhân tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội.
Có lẽ khi tác giả viết bài thơ này chỉ nghĩ tới việc động viên, khích lệ tướng sĩ xung trận, đánh giặc giữ nước, chứ chưa biết bài thơ sau này có giá trị là bài Tuyên ngôn độc lập. Cho nên, người xưa mượn uy linh của thần ở đền Trương Hống, Trương Hát để ngâm đọc thơ. Một hành động của người xưa đã đi vào thế giới tâm linh của con người để thôi thúc các tướng sĩ tăng thêm niềm tin đánh thắng giặc Tống. Cái thế giới tâm linh rất trừu tượng, rất mung lung, nhưng không thể thiếu được ở con người. Nghĩa là con người thời cổ đại tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của họ. Tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp sức mạnh ghê gớm. Con người hơn các sinh vật khác là có khối óc biết suy nghĩ, có ư thức, và còn có một trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Đó là sức mạnh của niềm tin tâm thức. “Niềm tin có được là do sự nhận thức của ư thức, niềm tin đó được nhân lên bởi sự rung động và thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim. Ta cũng có thể nói đó là niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng nuôi sống tâm linh”. (1, tr.18).
Cũng vì sự thiêng liêng ấy, dân chúng quí trọng, lưu truyền Bài 2. Bài 2 xuất hiện có thể với hai khả năng:
Một là, mãi đến trước khi Lý Thường Kiệt xung trận, bài thơ mới được bổ sung, chỉnh sửa và ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát để lấy khí thế thần linh, tạo cho tướng sĩ niềm tin có thần phù trợ đánh thắng giặc Tống xâm lược.
Hai là, sau khi Lê Hoàn dùng bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát tạo niềm tin có thần phù trợ, thôi thúc, khích lệ tướng sĩ đánh thắng giặc Tống. Khí thế linh thiêng của bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát cùng với chiến thắng đánh tan giặc Tống của tướng sĩ ta đã khiến cho dân chúng càng tự hào, tin tưởng. Họ hào hứng ngâm đọc bài thơ. Bài thơ mỗi ngày một lắng đọng trong tâm hồn dân chúng. Họ nhẩm đọc, bổ sung, và chỉnh sửa bài thơ, đến khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lại dùng hình thức đọc bài thơ này ở đền Trương Hống, Trương Hát để cầu thần linh phù trợ, tạo niềm tin, thôi thúc tướng sĩ đánh thắng giặc Tống lần thứ hai.
Như vậy, theo ý chúng tôi, Bài 2 có khả năng xuất hiện sau. Vì một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt không thể dễ dàng một lúc có thể chỉnh sửa ngay được, mà cần phải có thời gian nhất định. Nhưng thời gian chỉnh sửa bài thơ không lâu, chắc chắn không phải là một quá trình lâu dài. Thời điểm xuất hiện của hai bài thơ sẽ không cách xa nhau lắm. Nhất là hai bài thơ đều là vô danh, không có tên tác giả, lại cùng ra đời trong khoảng thời gian ấy, do đó, việc xác định thời điểm trước sau của hai bài thơ cũng chỉ là phỏng đoán, không đáng kể.
Vấn đề cần bàn là, giá trị của bài thơ, cái giá trị được dân chúng sử dụng và truyền tụng, chẳng phải là điều "nhân hòa" mà chúng tôi đã nêu lên ở trên đó ư !
Như chúng ta đã biết, bài thơ được truyền tụng lâu nay, và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi vào sử sách, đó làBài 2. Việc làm của Ngô Sĩ Liên, nếu phải là “theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của Lê Hoàn, ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem bài thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý” thì chỉ là yếu tố phụ, mà có khi một vài nhà sử học của ta ngày nay suy diễn phiến diện, chắc đâu Ngô Sĩ Liên lại có cách nhìn lệch lạc đó! Ngô Sĩ Liên là nhà nho, nhà sử học uyên bác, nhưng điều ông khen hay chê vua đều là sự thực lịch sử, là chính kiến của nhà sử học chân chính. Ngô Sĩ Liên học rộng, biết nhiều, ông thừa hiểu cái đạo của thánh hiền là “lấy dân làm gốc” (dĩ dân vi bản 以 民 為 本). Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng đều truyền tụng ngâm đọc Bài 2, tức là dân chúng vô cùng sáng suốt, dân chúng đã biết được thẩm mỹ, biết đến giá trị của bài thơ. Bài thơ được dân chúng “mệnh danh” là bài thơ thần, chứ không phải là “thơ thần”, và bình giá bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Đó là yếu tố chính đã khiến nhà sử học chân chính Ngô Sĩ Liên ghi bài thơ vào sử sách. Việc làm của ông là theo đúng yêu cầu, ý nguyện của dân chúng, cho nên người đời sau mãi mãi suy tôn ông là nhà sử học kiệt xuất - tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.
Đã là bài Tuyên ngôn độc lập, thì chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng với ư nghĩa của nó. Vì bài Tuyên ngôn độc lập của một đất nước không phải chỉ bó hẹp lưu truyền trong dân chúng nước ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà nó còn vang vọng ra khắp thế giới năm châu, qua đó người ta hiểu được cái nền văn hiến xa xưa của dân tộc ta, của đất nước Việt Nam ta. Một bài thơ chữ Hán, viết theo thể thơ Đường luật - thất ngôn tứ tuyệt mang ư nghĩa sâu xa của cả dân tộc - Tuyên ngôn độc lập. Thế mà, Ngô Linh Ngọc dịch nghĩa câu thơ đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là “Núi sông nước Nam, vua nước Nam ngự trị” (2, tr.8). Và có người dựa theo, tâm đắc với câu dịch nghĩa này, mà nhiều lần dẫn lại trong các bài viết của mình.
Bây giờ nói về ý nghĩa của chữ “cư” 居. Căn cứ vào từ điển Từ hải, trang 1209 giải thích: “Cư” 居 có nghĩa là ở, nơi ở, “cư” 居 còn có nghĩa là trị lư 治 理 (= quản lư, cai trị)(3). Nhưng ở trong câu thơ này, chữ “cư” 居 không thể dịch nghĩa là “ngự trị, cai trị”.
Người dịch chữ “cư” 居 trongcâu này với ý nghĩa là “ngự trị” có thể là để biểu thị thanh thế của vua nước Nam đối với phương Bắc, hoặc cũng có thể là biểu thị uy quyền của nhà vua đối với dân chúng nước ta. Nếu chúng ta dịch chữ “cư” 居 với ý nghĩa như thế, thực ra không có sức lôi cuốn người đọc. Vì thơ là “ý tại ngôn ngoại”, nói về thanh thế, thì tác giả bài thơ đã dùng từ “Nam đế” đối với “Bắc đế”. Vua nhà Tống và vua nước Nam mỗi đằng làm đế một phương, chẳng ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai, việc gì phải lập lại ư ngự trị nữa. Nếu chữ “cư” 居mang ý nghĩa “ngự trị” thì còn gì là tình bang giao thanh cao của nước Việt đối với các nước láng giềng nữa. Dân tộc Việt Nam xưa nay có truyền thống hòa hiếu, chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã phản ánh nguyện vọng, tâm thế của người dân làng xã thích sống chan hòa với thiên, địa, nhân. Ở một đất nước có truyền thống chống ngoại xâm, thế nhưng tên làng, tên đất có chữ Vơ (Vũ) không được dùng nhiều lắm. Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh đã tổng kết, trong số các làng xã từ Hà Tĩnh trở ra có đến 768 xã thôn có tên gọi là từ An hay Yên. Những tên làng xã có từ An, Yên chiếm tỷ lệ vị trí hàng đầu trong số tên làng xã. (4. tr.26-27). Chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam thích hòa thuận, yên vui.
Còn đối với dân chúng, nếu dịch nghĩa chữ “cư” 居 trong câu thơ này là “ngự trị” thì lại càng không đúng. Từ lâu bài thơ đã được dân chúng công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập, mà tác giả nói đến “ngự trị”, thì còn đâu là bài Tuyên ngôn độc lập về quyền bình đẳng, quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Hơn nữa, câu mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập của một nước mà tác giả nói ngay đến quyền ngự trị của vua thì còn ai muốn theo vua, bảo vệ đất nước. Tác giả làm bài thơ này là để động viên tướng sĩ quyết tâm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền độc lập dân tộc. Chủ quyền ở đây không chỉ có "quyền ngự trị sông núi nước Nam của vua Nam". Chỉ có ông vua hôn mê, tối tăm thì mới nghĩ về mình như thế, làm vua một nước mất chủ quyền, ngự trị một nước nô lệ thì có hay ho gì ? Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, mất nước, mất chủ quyền độc lập, vua quan triều Nguyễn vẫn trị vì, cai trị, ngự trị đất nước đấy thôi. Huống hồ, đây là bài Tuyên ngôn độc lập, ngay ở câu mở đầu bài thơ đã dịch chữ “cư” 居 là “ngự trị” thì rơ ràng người dịch chưa thấy được tính thiêng liêng cao cả của bản Tuyên ngôn độc lập. Nhất là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hình thành bố cục: đề, thực, luận, kết càng cho ta thấy rõ chữ “cư” 居 ở đây không có nghĩa là “ngự trị”. Xét về mặt kết cấu thứ tự từ trên xuống dưới của 4 câu (đề, thực, luận, kết), yêu cầu phát triển như sau:
Đề: là câu mở đầu, biểu thị ý tổng quát của đầu đề bài thơ.
Thực: là đi sâu phát triển ý nghĩa của nội dung được nêu ra ở đầu đề.
Luận: có chức năng bình luận, thường triển khai từ những ý ở câu thực.
Kết: câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về ý chính của đề, khắc họa sâu lắng hơn.
Liên hệ bài thơ Nam quốc sơn hà theo bố cục của bốn câu thơ: đề, thực, luận, kết, chúng ta sẽ thấy rõ ràng chữ “cư” 居 có nghĩa là “ở”.
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Núi sông nước Nam vua Nam ở)
Ở đây, chữ “cư” 居 (= ở) bao hàm ư nghĩa lãnh thổ, đất đai, địa giới, chứ không phải là “ngự trị”. Câu thực (câu 2) phát triển ý nghĩa của câu đề (câu 1) sẽ giúp chúng ta khẳng định điều đó:
"Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư"
(Trời xanh đã định ở sách trời)
Trời định cái gì ở sách trời - Định cái quyền “ngự trị” của vua ở sách trời ư? Quyền “ngự trị” của vua thay đổi theo lẽ thịnh suy của từng triều đại, sách trời làm sao ghi hết được. Đất đai, lãnh thổ, địa giới của một nước là một hiện thực khách quan, vĩnh hằng, phổ biến, tính hợp lư đã sản sinh ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa qui định việc phân chia bờ cơi đất đai theo các ngôi sao ở trên trời ứng với các châu vực ở dưới đất. Sách Sử kư, thiên Quan thư chép: "Thiên tắc hữu liệt tú, địa tắc hữu châu vực (天 則 有 列 宿, 地 則 有 州 域)" (Trời thì có các ngôi sao, đất thì có các châu vực) (5, tr.790).
Như vậy, chúng ta có thể thấy người xưa coi các ngôi sao ở trên trời liên hệ với các châu vực ở dưới đất. Ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, người ta căn cứ các ngôi sao ở trên trời phối với các châu, quốc ở dưới đất để phân chia lãnh thổ, địa giới, mỗi ngôi sao là thuộc địa phận bờ cơi của mỗi nước, nghĩa là phân chia lãnh thổ, bờ cơi của từng nước theo đúng như các vì sao ở trên trời.
Đọc tiếp câu luận (câu 3) chúng ta lại càng thấy lời bình luận, chất vấn triển khai ư của câu thực:
“Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm”
(Cớ sao giặc Bắc đến xâm phạm)
Giặc Bắc đến xâm phạm cái gì ở nước Nam? - Xâm phạm quyền ngự trị của vua ư ? - Nếu đất nước, lãnh thổ, cương giới bị giặc Bắc xâm chiếm thì quyền ngự trị của vua có còn không ? - Cần gì giặc Bắc phải xâm phạm quyền ngự trị của vua.
Đến câu kết, câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về với ý chính của bài, bừng lên cả một khí thế hào hùng, vững mạnh của dân tộc, của đất nước ta, cảnh cáo bọn giặc phương Bắc, nếu xâm phạm bờ cơi, lãnh thổ đất nước ta thì:
“Bạch nhận phiên thành phá trúc dư”
(Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)
Ý nghĩa của bốn câu thơ đề, thực, luận, kết liên kết với nhau rất biện chứng, rất lôgích làm nổi lên chủ đề của một bài Tuyên ngôn độc lập: quyền bình đẳng (Nam đế đối với Bắc đế), quyền lãnh thổ thiêng liêng (trời xanh đã định địa phận, địa giới), quyền độc lập tự chủ (Cớ sao giặc Bắc dám xâm phạm đất đai, quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta)…
Qua đó, ta thấy nhân dân ta suy tôn bài thơ là bài Tuyên ngôn độc lập là có đầy đủ cơ sở khoa học, xác thực, chứ không phải là dựa vào thơ thần. Nếu là thơ thần thì làm sao được gọi là bài Tuyên ngôn độc lập !
Bây giờ đối chiếu những chỗ khác nhau giữa Bài 1 và Bài 2, như "Hoàng thiên dĩ định - (Trời xanh đã định)", chúng ta sẽ thấy tác giả làm bài thơ này theo quan niệm của Hán Nho. Đổng Trọng Thư: Trời như một thượng đế có quyền uy tối cao, loài người đều do Thượng đế sáng tạo ra. Trời sinh ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để “thay trời hành đạo”. Nhưng nhân dân Việt Nam sáng suốt khẳng định không phải do trời và chỉnh sửa ngay phân câu thơ ấy là: “Tiệt nhiên định phận”. Tiệt nhiên 截 然 (= rơ ràng, rành rành, rạch ròi) cả phân câu ấy có nghĩa là: rành rành định địa phận. Như thế, ư nghĩa của câu thơ này càng dứt khoát, rơ ràng là định địa phận, lãnh thổ (Rành rành định địa phận ở sách trời) gắn kết với chữ “cư” 居 (= ở) của câu đề (câu 1).
Ở câu luận (câu 3), “Bắc lỗ” (giặc Bắc) được thay bằng “nghịch lỗ” (lũ giặc). Từ “Bắc lỗ” chỉ đích danh giặc phương Bắc, còn từ “nghịch lỗ” tuy là từ chỉ chung bọn giặc, nhưng bài thơ đã được Lư Thường Kiệt sử dụng ngâm đọc lúc xung trận đánh quân Tống. Lúc này từ “nghịch lỗ” vừa chỉ giặc Tống vừa ám chỉ bọn giặc nước ngoài nói chung lại càng sáng rơ tính chất của bài Tuyên ngôn độc lập. Vì Tuyên ngôn độc lập của một nước không chỉ thu hẹp trong một trận đánh nào, hay của một địa phương nào, mà là của cả dân tộc, của cả đất nước. Vai trò của bài thơ là như thế đấy. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên Bài 1 CÓ THỂ xuất hiện trước, nhưng lâu nay ít được dân chúng và sử sách nhắc đến.
Câu kết (câu 4): "Bạch nhận phiên thành phá trúc dư” (Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)" được thay bằng câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay chờ xem, sẽ chuốc lấy thất bại). Tuy hai câu thơ ngôn từ khác nhau, nhưng đều là câu kết, cùng một ư khép bài, nói lên chủ đề của bài thơ: kẻ nào xâm phạm nước ĐẠI VIỆT sẽ bị đánh tả tơi. Nghĩa là giặc đến nhà là phải đánh, đánh cho chúng biết tinh thần của dântộc Việt Nam là: bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, quyền độc lập tự chủ, quyền bình đẳng và quyền sống của con người. Rơ ràng, đó là chủ đề Tuyên ngôn độc lập của một nước. Đã là Tuyên ngôn độc lập, dân chúng đọc lên đều cảm thấy thiêng liêng, tự hào về đất nước mình. Đó chẳng phải là vô hình, trừu tượng mà là những hình ảnh thiêng liêng về non sông đất nước, về những mảnh đất thiêng Như Nguyệt, Bạch Đằng… oai hùng lại hiện lên trong tâm trí họ. Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi. Vì thế, dân chúng và các nhà nghiên cứu xưa nay cũng đã chọn Bài 2: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở) vào sách giáo khoa, sách sử. Gần đây Thơ văn Lư - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.321-322 cũng đã chọn bài 2, làm bài đọc chính, bài 1 chỉ là bài khảo đính. Chẳng phải đợi chờ lâu xa, Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã làm đúng với ư nguyện của dân chúng, không làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong tâm thức con người hôm nay và các thế hệ mai sau.
Yêu cầu về nội dung | Yêu cầu về hình thức | |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | - Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận: Cần tập trung giới thiệu và nêu rõ vấn đề chính cần nghị luận và tập trung vào vấn đề này. - Phân tích đúng – sai : Là cách thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi – hại, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng đó. - Chỉ ra nguyên nhân: Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động. - Bày tỏ thái độ: Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn đề đó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải thuyết phục được người đọc, người nghe. | - Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý. - Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận điểm đó. Dẫn chứng phải có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy. - Lập luận hợp lý: Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá… để tạo được hiệu quả cao nhất. - Lời văn chính xác, sống động: Lời văn phải chính xác, đanh thép, mạnh mẽ nhưng văn nghị luận là phải nói lý, nhưng trong lý cần phải có tình. Có thể diễn đạt một cách khéo léo như sử dụng thêm các biện pháp tu từ, hình ảnh để giúp bài văn thêm sinh động. |
Văn biểu cảm về con người | - Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm, cảm nghĩ, ấn tượng của em về người đó. - Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói… qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xa, đi xa). - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. - Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: - Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai. | - Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý. - Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả. - Biểu cảm kết hợp miêu tả. |
Sau một tuần đi công tác xa, hôm nay, mẹ yêu quý của em đã trở về nhà. Có thể nói, Nữ siêu nhân mà em yêu quý, kính trọng và tự hào nhất chính là mẹ của em.
Mẹ là một người bán hoa ở chợ đầu mối. Công việc của mẹ vô cùng vất vả và nặng nhọc. Hằng ngày, mẹ phải ra chợ từ 2h sáng để nhận hàng, sắp xếp và bán lại cho khách lẻ. Mãi đến gần trưa mẹ mới về nhà, bắt đầu ăn uống, tranh thủ nghỉ ngơi. Rồi chiều tối thức dậy, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, rồi tính toán sổ sách. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, mẹ vẫn lặp đi lặp lại công việc như thế, không có ngày nghỉ. Có lẽ vì thế, mà tuy mới 40 tuổi, nhưng trông mẹ có phần già dặn hơn tuổi thật. Nước da mẹ trắng trẻo, nhưng rất khô, dễ bong tróc vào mùa đông. Dáng người mẹ hơi mập, khuôn mặt rất phục hậu. Mỗi khi mẹ nói chuyện, cả khuôn mặt toát lên vẻ thân thiện và dễ mến, nên rất được lòng những người xung quanh. Đặc biệt, mẹ rất hay cười. Chẳng có chuyện gì vui mẹ cũng cười. Nụ cười lúc nào cũng hiển lộ và rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ. Dù khi cười, những nếp nhăn ở khóe mắt, trán lộ ra khó rõ. Nhưng em lại thấy lúc ấy trông mẹ lại càng đẹp hơn. Khi đi làm, mẹ mặc bộ quần áo tối màu, chân đi ủng, tay đeo găng, mặc thêm cái tạp dề chống nước nữa. Trông mẹ lúc ấy đẹp một cách khỏe khoắn, năng động lạ thường. Đó chính là nét đẹp lao động mà cô giáo em vẫn thường ca ngợi khi phân tích các tác phẩm văn học.
Có thể mẹ của em không xinh đẹp, nền nã, nấu ăn ngon như những người mẹ khác. Nhưng tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho em thì chẳng thua kém bất kì ai. Lúc nào em cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi được ở bên cạnh mẹ. Chỉ cần có mẹ, thì mọi gió bão đều phải ngừng lại sau cánh cửa nhà.
Đây nhé bạn
Thế giới ngày nay đang bước vào giai đoạn phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận lợi, đơn giản hơn. Thế nhưng đi liền với điều đó thì những khó khăn cũng gây nên bất lợi cho con người, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng yêu cầu chúng ta phải tìm ra biện pháp bảo vệ.
Môi trường là toàn bộ không gian mà con người sinh sống, bao gồm đất, nước, không khí, rừng. Nó là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đi dọc bất cứ con đường nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây ra mất mĩ quan và không khí xung quanh. Hay trở về những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi càng xảy ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó trong nông nghiệp, việc sử dụng các chất hóa học một cách quá mức đã gây ra sự ô nhiễm môi trường đất trầm trọng. Không chỉ môi trường đất, nguồn nước hiện nay cũng đang xuất hiện những ô nhiễm nghiêm trọng do việc các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp chưa được xử lí trực tiếp ra nguồn nước hay vào các mùa vụ, dọc các mương rãnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị người nông dân tiện tay vứt xuống, xác động vật chết. Ngoài ra hiện nay môi trường không khí cũng không còn trong lành như trước nữa bởi khí thải công nghiệp, khói từ các phương tiện giao thông, đốt rác. Đặc biệt việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, quá mức hay hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy đã làm mất đi hệ cân bằng sinh thái.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đều bắt nguồn từ ý thức của con người. Đó có thể là do sự vô tình, không nhận thức rõ được hậu quả của vấn đề gây ra. Thế nhưng cũng có một bộ phận những con người vì lợi ích trước mắt, cho dù biết những việc mình làm sẽ gây hại cho môi trường nhưng vẫn cố tình làm. Từ sự vô tình hay cố ý đó đã gây nên hậu quả khôn lường. Việc môi trường bị ô nhiễm trước hết ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Ví dụ như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người (ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, thủng tầng ozon). Ô nhiễm môi trường còn gây ra mất đi mĩ quan chung. Bạn hãy thử tưởng tượng trước cổng bệnh viện hay trường học có những đống rác bốc mùi hôi khó chịu, bạn sẽ không cảm thấy điều gì sao? Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới khí hậu, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, xói mòn đất, tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải.
Chính vì hậu quả đó, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường.Trước hết, mỗi chúng ta cần tự có ý thức, những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, còn cần những hành động thiết thực như tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường cho mọi người, dọn rác trên đường phố, sông hồ, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây, phủ xanh đồi trọc. Các công ty, xí nghiệp cần có biện pháp xử lí rác thải, nước thải, khí thải đúng với quy định trước khi xả ra môi trường. Nhà nước cũng cần có những xử lí nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Đối với học sinh, cần giữ vệ sinh chung các lớp học, trường học, bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi đúng chỗ. Những hành động nhỏ ấy cũng đã góp phần bảo vệ môi trường.
Môi trường có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một Trái Đất xanh-sạch-đẹp.
Trả lời :
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.
Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.