Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;
+ Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân
+ Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
+ Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
+ Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.
=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.
câu 1 :
Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!
Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.
câu 2 :
Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:
"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhan trông xuống thế gian cười"
Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.
- Từ "ngông" được hiểu:
+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường
+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:
+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng
+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn
+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.
+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.
=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Tản Đà)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.
Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện),...
2. Về tác phẩm:
a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.
b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuộithì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!
c) "Ngông" được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.
Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. Cách lên trời, lên trăng của Tản Đà cũng bộc lộ chất ngông: chị Hằng sẽ chì cành đa xuống và Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng "mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.
d) Câu kết bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Hình ảnh này thể hiện sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Trước hết, trong bài thơ, cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài (muốn làm thằng Cuội) đến thể loại (lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược) và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.
Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.
Với giọng thơ này, mặc dù được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không nên đọc bằng giọng trang trọng mà ngược lại, phải rất linh hoạt. Chú ý những từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian như: Buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi...
Bố cục:
- Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.
- Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.
- Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.
Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.
Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.
- Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.
Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.
Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :
- Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.
- Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.
- Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.
Luyện tậpCâu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phép đối cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 :
- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi.
- Câu 5 – 6 : đối về ý là chính.
Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh với bài thơ Qua Đèo Ngang :
+ Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuộilại tự nhiên, giản dị hơn.
+ Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.
Chọn đáp án: C