Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.
Nguyễn Khuyễn ( 1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn.
Đáp án cần chọn là: A
Trong văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái "tôi" của nhà văn được thể hiện qua những từ ngữ và câu văn miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa và so sánh để thể hiện tình cảm và hiểu biết sâu sắc về sông Hương. Các từ ngữ như "vui tươi", "dịu dàng", "tĩnh lặng", "mơ màng" và "huyền ảo" đã tạo nên hình ảnh tươi đẹp và lãng mạn về sông Hương.
Những nội dung sai:
- Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình quan lại đã suy tàn
Sửa lại: Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo
- Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nội tại Nam Định
Sửa lại: Nguyễn Khuyến lớn lên và chủ yếu sống ở quê nội tại Hà Nam
- Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương
Sửa lại: Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương.
tham khảo
a.
+ Lỗi: Thiếu cả chủ ngữ. Nguyên nhân dó người viết nói nhầm thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
+ Sửa: Trong thời kì văn học 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
b.
+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập là định ngữ của câu.
+ Sửa: Hàn Mặc Tử là người đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.
c.
+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.
+ Sửa: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.
d.
+ Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu.
+ Sửa: Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng, là thứ tiếng thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.
Câu | Dạng lỗi | Nguyên nhân lỗi | Sửa lỗi |
a | Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ | Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho trạng ngữ thành nòng cốt câu | + Cách 1: Bỏ “Trong”, bỏ dấu phẩy sau “thời kì 1930 – 1945” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ, thêm “là” để biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. => Thời kì 1930 – 1945 là thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. + Cách 2: Thêm chủ ngữ, biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. => Trong thời kì 1930 – 1945, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. + Cách 3: Biến thành phần phụ chú thành nòng cốt của câu. => Trong thời kì 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. |
b | Câu thiếu vị ngữ | Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ. | + Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu => Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trựng, siêu thực, là tên tuổi lớn trong phong trào Thơ mới Việt Nam. + Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Hàn Mặc Tử”, thêm “là” trước thành phần phụ chú. => Hàn Mặc Tử là người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực. |
c | Câu thiếu vị ngữ | Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ. | + Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu => Chế Lan Viên, người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại, là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam + Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Chế Lan Viên”, thêm “là” trước thành phần phụ chú. => Chế Lan Viên là người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại. |
d | Câu thiếu chủ ngữ | Nhầm thành phần định ngữ thành vị ngữ. | Thêm vị ngữ => Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tùy tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng tác động không nhỏ đến cách tư duy và hành xử của các em. |
- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.
Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.
Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.
=> Đáp án B