K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Tên của người anh hùng nhỏ tuổi được phong “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ?

Vừ A Dính

Võ Thị Sáu 

Nguyễn Bá Ngọc

Kơ Pa Kơ Lơng

9 tháng 10 2018

Đáp án : Vừ A Dính

chính xác nha

17 tháng 12 2018

D. Ko Pa Ko Lưng 

Ko chắc

Hk tốt !

A . Vừ A Dính 
đúng hay sai thì mk ko chắc
hok tốt nha!

1.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ gọi là biển .............."2.Câu : "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh như dát vàng trên những chiếc lá." có mấy từ láy ?3.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Những người tu hành nói chung gọi là sư ............"4.Trong các từ sau, từ nào không kết hợp được với từ "an ninh" ?rừngchiến sĩtổ...
Đọc tiếp

1.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ gọi là biển .............."

2.Câu : "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh như dát vàng trên những chiếc lá." có mấy từ láy ?

3.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Những người tu hành nói chung gọi là sư ............"

4.

Trong các từ sau, từ nào không kết hợp được với từ "an ninh" ?

rừng

chiến sĩ

tổ quốc

lực lượng

5.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Để cố định đã lâu, không thay đổi gọi là lưu ............"

6.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Công ............... nghĩa là thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc tập thể."

7.

Tên của người anh hùng nhỏ tuổi được phong “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” là :

Vừ A Dính

Võ Thị Sáu

Nguyễn Bá Ngọc

Kơ Pa Kơ Lơng

8.Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu là

 

 

18
6 tháng 2 2018

1.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ gọi là biển Đỏ"

2.Câu : "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh như dát vàng trên những chiếc lá." có mấy từ láy ? 3 từ láy

3.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Những người tu hành nói chung gọi là sư vãi"

4.

Trong các từ sau, từ nào không kết hợp được với từ "an ninh" ? rừng

5.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Để cố định đã lâu, không thay đổi gọi là lưu cữu"

6.Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Công cộng nghĩa là thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc tập thể."

7.

Tên của người anh hùng nhỏ tuổi được phong “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” là : Kơ Pa Kơ Lơng

8.Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu là 113

100% đó nha mìk thi rồi

1 tháng 2 2018

câu 1 .... sắc đỏ gọi là biển đỏ 

câu 2  có 3 từ láy  thăm thẳm  lấp lánh , long lanh 

câu 3 người du hành nói chung laf sư môn

câu 4  là từ rừng 

cau 5 là lưu giữ

 câu 6 công sở

câu 7 la nguyễn bá ngọc

ê mấy câu ta làm sai 

Đừng vội mà lướt :( Lm hộ con 

a) Giải thưởng Sao Khuê.

b) Anh hùng lực lượng vũ trang nhan dân.

c) Nhà giáo Nhân dân.

d) Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.

1.Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết. 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta? 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta? 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên...
Đọc tiếp

1.Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết. 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta? 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta? 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát hát về anh Vừ A Dính mà em biết. 5. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai? 6. Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào? 7. Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay? 8. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (bài viết tối đa 500 từ). 

1
19 tháng 12 2018

cậu viết có mỏi tay ko ?

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
2 tháng 4 2018

a) Giải thưởng Sao Khuê 

b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

c) Nhà giáo Nhân dân

d) Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục

~ Chúc bạn học tốt ~

2 tháng 4 2018

cảm ơn bạn .......................................................................................................................................................................................................!

14 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.

Là người dân tộc Mông và cả gia đình theo cách mạng, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc, trở thành đội viên liên lạc ưu tú, gia nhập bộ đội Việt Minh, tượng đài về sự mưu trí và người anh hùng kiên cường đã ngã xuống khi mới sang tuổi 15 trước mũi súng của giặc, dù anh có bị tra tấn tàn bạo. Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Anh hùng Vừ A Dính có tinh thần học hỏi cao, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

14 tháng 1 2019

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.

Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.

Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.

Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.

Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh

Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.

4 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!

Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.

Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.

Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.

Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.

Trên đây là bài dự thi tìm hiểu về anh hùng liệt sỹ Vừ A Dính VnDoc đã chia sẻ với các bạn. Các anh hùng nhỏ tuổi luôn là những tấm gương sáng để các em thiếu niên nhi đồng học tập và noi gương. 

4 tháng 1 2019

ê sao chép trên mạng thế ?