Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn". Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quí đối với chúng ta.
Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là thực sự cần thiết. Chính vì vậy mà từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được các bà mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức to Lớn lên một chút, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cảm ơn sau khi được cho quà xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình. Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức kính yêu những người thân, quí mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc sau này cũng không thể nào là một công dân có ích cho mai sau. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi, học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.
Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiêu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chi lo học vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời ngưỡng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quí hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Nêu rõ vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: "Lễ" hôm nay chi có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nề nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân. Ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tìm lời dạy quí báu “Tiên học lễ, hậu học văn". Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quí nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học phải học suốt cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay cạnh "Tiên học lễ, hậu học văn", chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó".tham khảo bài mk nha
Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.
Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.
Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.
Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơcủa bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…
Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.
1. Luận điểm
- Luận điểm chính của bài viết Chống nạn thất học (Bài 18).
- Nó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và cụ thể hóa thành những câu văn khẳng định:
+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi (...) biết viết chữ quốc ngữ.
- Luận điểm này thống nhất các đoạn văn thành một khối. Nói cách khác các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng rõ.
- Luận điểm muốn được thuyết phục thì phải:
+ Đúng đắn, chân thực.
+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ
Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học.
- Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ (...) giúp đồng bào thất học.
- Những người chưa biết chữ hãy gắng sức (...) người làm của mình.
- Phụ nữ lại cần phải học (...) ứng xử?
Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng làm nổi rõ luận điểm ở trên. Nó là cơ sở có sức thuyết phục cho luận điểm.
3. Lập luận
- Lập luận trong hài Chống nạn thất học rất rõ ràng chặt chẽ, hợp lí, làm ta hiểu trọn vẹn luận điểm.
Đoạn văn 1: Pháp với chính sách ngu dân dùng để lừa dối, bóc lột đồng bào ta.
Đoạn văn 2: 95 % ( dân số thất học nghĩa là hầu hết mù chữ. Như thế thì không thể xây đất nước tiến hộ.
Đoạn văn 3,4: Nêu luận điểm bằng hai câu (ở hai đoạn văn).
Đoạn 5: Công việc của người đã biết chữ.
Đoạn 6: In đấu của người chưa biết chữ.
Đoạn 7: Phụ nữ càng cố gắng để đuổi kịp nam giới.
- Những luận cứ bao gồm cả lí lẽ lẫn dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự:
+ Trước đây và hôm nay.
+ Công việc của người
• Đã biết chữ
• Chưa biết chữ
• Phụ nữ.
Tất cả đã lạo nên hệ thống vừa làm rõ cái ý: Tại sao lại chống nạn thất học. Và chống nạn thất học bằng cách nào?
bạn tham khảo nha
. Lập dàn ýA. MỞ BÀI:
– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích và chứng minh.
B. THÂN BÀI
– Giải thích :
– Nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ : người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quý giá).
– Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? + Vì không học tập thì không có tri thức
+ Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.
– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài ?
+ Ngọc tuy quý, song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.
+ Người tuy là quý (Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uống phí.
– Chứng minh ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh.
C. KẾT BÀI
– Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt.
– Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.
bài văn.
Mỗi học sinh khi bước tới trường đều được tiếp nhận biết bao tri thức trong cuộc sống để sau này có thể trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Vậy mà chúng ta không học thì sẽ không có kiến thức, bỗng dưng thành người thừa trong xã hội. Chính vì thế việc học rất quan trọng và cần thiết cho mỗi con người. Và chính vì điều đó mà nhân dân ta đã nhắc nhở nhau phải luôn nhớ lời cha ông dạy : “Người không học như ngọc không mài”.
Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật so sánh với câu văn ngắn gọn súc tích trong đó chứa đựng sự giáo huấn sâu sắc của cha ông xưa. Một viên ngọc nguyên thuỷ khi khai thác lên chỉ là một hòn đá, chỉ khi bàn tay của con người mài giũa thì mới là một viên ngọc sáng đẹp và lung linh, lúc đó nó mới trở thành báu vật. Cũng như ngọc, người không học thì không có kiến thức, không còn phân biệt được đúng sai và có thể sẽ lao đầu vào những sai lầm, thói hư tật xấu trong xã hội. Người thiếu chữ nghĩa, thiếu học sẽ tăm tối, cạn hẹp. Chỉ có học thức mới giúp họ mở mang, hiểu biết hơn. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng người không có kiến thức cũng như cục đá vô dụng kia, nhưng khi có ánh sáng của tri thức hòn đá đó bỗng toả sáng, xua tan mọi đen tối của ngu dốt, tối tăm. Học hành giúp cho tri thức và tâm hồn con người trở thành một thứ gì đó tốt đẹp quý báu. Ngọc có thể mua được nhưng ngọc tri thức” không thể mua được bằng tiền của. Nó chỉ có được qua rèn luyện, qua lao động và trong học tập phấn đấu vươn lên.
Chúng ta còn là học sinh nên còn có thể học qua nhiều cách như qua sách vở, qua cuộc sống. Đặc biệt là qua nhà trường và thây CÔ. Đối với học sinh thì nhà trường và thầy cô như căn nhà và cha mẹ thứ hai của mỗi chúng ta. Họ là những người truyền thụ cho ta biết bao tri thức ở đời. Chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và sáng tạo để cho kiến thức được phong phú và giàu có.
Việc học đâu chỉ có trong sách vở, nhà trường mà nó là một biển học không bờ. Sự khám phá, sự hiểu biết còn chờ đợi chúng ta ở cuộc sống sau này. Học ngay trong thực hành, trong lao động. Ngay trong các mối quan hệ xã hội thì việc học đâu có điểm dừng. Không phải vô tình mà cha ông xưa đã căn dặn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lấy con số nhỏ đối chiếu với một số lượng lớn, khó đo, đếm được là một cách nói rất thâm thuý. Nó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị to lớn của việc học hành. Cũng từ đó hiểu rộng hơn về phạm vi và thời gian không có giới hạn trong Công việc tiếp thu kiến thức đó.
“Người không học như ngọc không mài”. Câu tục ngữ giàu hình ảnh và thật thấm thía. Nó giúp ta biết và hiểu được tầm quan trọng của việc học và nhắc nhở ta phải luôn duy trì thực hiện tốt lời cha ông đã dạy bảo.
thì ô nhiễm môi trường làm thủng tầng ô zôn, băng tan nhanh, virut cổ đại thoát ra, hiệu ứng nhà kính nặng
b)
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung
- Luận cứ xác đáng, toàn diện
- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực
→ Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề.
c)Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Tham khảo: Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
Tham khảo:
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
Luận điểm là học Ông như thế nào để có thể có kết quả tốt nhất