Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
ĐỀ 1
Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.
ĐỀ 2
Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.
Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN - KÉO CO
Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trờ chơi kéo co.
Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co.
Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tù vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.
Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, dời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.
Kéo co- một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG
Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.
Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.
Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu
a, Nguyên liệu:
+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ
b, Cách thực hiện
Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại
Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.
Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.
Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.
Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.
Refer:
Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"
Điều kiện cần có:
-Người chơi từ 5 đến 10 người
-Địa điểm chơi: một khoảng sân rộng
Luật chơi
-Bạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.
-Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.
Cách chơi:
-Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.
-Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt.
Tham khảo
Bài làm:Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"Điều kiện cần có:Người chơi từ 5 đến 10 ngườiĐịa điểm chơi: một khoảng sân rộngLuật chơiBạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.Cách chơi:Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt.
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; dây: nếu là diều to bạn phải có dây to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; hồ dán; sáo (chỉ để lắp cho diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thăng bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đừng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản.
Để làm phần đầu, bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Tương tự phần đuôi cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Tuy nhiên một đầu nhọn của tam giác sẽ gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vào đuôi của trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một chiếc diều hình con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Nguồn gốc của trò chơi
Theo một số sử liệu ghi chép, thả diều là trò chơi được du nhập từ Trung Hoa từ 2800 năm trước. Chiếc diều đầu tiên được ghi nhận tại đây do công một người thợ mộc tên là Lỗ Ban chế tạo ra.Tuy nhiên câu chuyện từ thời Xuân Thu không đủ thuyết phục để có thể khẳng định trò chơi này bắt nguồn từ Trung Quốc bởi vì đất nước ta luôn chú trọng những món ăn tinh thần bằng hình thức các trò chơi dân gian. Có thể nói, cánh diều ra đời trên những cánh đồng lúa vừa thu hoạch, dưới các sườn núi và trên những triền đê cùng với tiếng sáo vi vu của lũ trẻ mục đồng.
Cấu tạo của chiếc diều
Cánh diều ở Việt Nam rất đa dạng: diều hộp, diều vuông, diều rồng, diều chim, diều người, diều quạ…Tùy thuộc vào từng loại diều mà cấu tạo của chúng không giống nhau.Tuy nhiên xét về cấu tạo các bộ phận làm nên diều ta có thể thấy, diều gồm ba bộ phận cơ bản: khung diều, giấy diều và dây diều.
Cách làm một chiếc diều quạ cơ bản:
Diều quạ là loại diều phổ biến nhất đối với trẻ em vì cách làm chúng khá đơn giản, chỉ qua vài bước những đứa trẻ đã có trò chơi thú vị. Diều quạ cũng tiện lợi và bay cao kể cả những ngày trời gió nhẹ.Dụng cụ làm diều: tre tươi cứng và dẻo; giấy làm diều (có thể chọn giấy màu khổ lớn, giấy báo, giấy quảng cáo…); cuộn dây nilong, hồ dán, kéo, dao gọt tre.Bước tiến hành:+ Chuẩn bị hai thanh tre dài 90cm được gọt dũa bóng và nhỏ, đảm bảo độ dẻo của tre.
+ Uốn cong hai thanh tre để tạo thành khung cánh quạ
+ Để làm đầu của quạ, ta dùng một thanh tre nhỏ dài 10cm rồi uốn cong buộc hai đầu vào trục khung sao cho tạo thành đầu nhọn.
+ Để làm đuôi diều, ta chọn thanh tre dài 25cm và buộc thành hình tam giác, một đầu nhọn của tam giác găn với thanh trục.
+ Dán giấy lên phần cánh diều sao cho các mép giấy thẳng đều.
+Riêng phần đuôi, giấy đuôi dán thả dài và chắc chắn để tránh gió làm đứt.
+ Đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre để cột dây diều, buộc hai đầu sợi dây vào hai lỗ vừa đục và lấy một đoạn dây 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước,đầu còn lại buộc vào đuôi của trục.
Cách thả diều
Địa điểm: thả diều thích hợp nhất là thả ở đồng quê, trên các triền đê, cánh đồng…nơi có những bãi đất trống không nhiều cây cao và không có đường dây điện.Thời gian: diều có thể chơi quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất vẫn là mùa xuân. Những ngày sau tết khi khí trời hanh khô, mát mẻ và những cơn gió nhẹ sẽ giúp cánh diều bay cao. Đây cũng là thời điểm mùa màng thu hoạch xong, công việc nhàn rỗi và những cánh đồng trống thích hợp cho lũ trẻ thi nhau xem diều ai bay cao nhất.Cách chơi: Nâng cánh diều theo phương ngang, đầu diều hơi chếch lên trên rồi chạy một đoạn, sau đó buông cánh diều và nắm chặt dây. Cánh diều được gió nâng lên cao dần, người chơi kéo nhẹ sợi dây để dây căng theo cánh diều. Khi diều cao ở tầm vừa ý thì giật nhẹ dây rồi buộc dây diều vào một cột cố định nếu người chơi muốn nghỉ tay ngắm diều.
Ý nghĩa của trò chơi
Thả diều là trò chơi yêu thích của trẻ em và cả người lớn bao đời nay. Sau những giờ lao động mệt nhọc,được thả hồn theo những cánh diều, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm mây trời lơ đãng là điều tuyệt vời.Trò chơi dân gian này còn đi vào các dịp lễ tế, hội hè ở một số địa phương còn tổ chức thi thả diều,làm diều để cánh diều trở nên tinh tế, xinh đẹp và thể hiện bàn tay sáng tạo của con người.Thả diều chứa đựng ý nghĩa muốn bay cao, bay xa,cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Thả diều còn mang tính giáo dục rất lớn đối với trẻ em. Từ cách làm diều, cách chọn lựa giấy, dây và cách nâng diều lên cao sẽ giúp các em học được tính kiên nhẫn, sự tinh tế, khéo léo.
Kết bài: Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, các trò chơi hiện đại thay thế dần trò chơi dân gian. Không chỉ thế,khi nhà cao tầng và những đường dây điện cao thế mọc lên, dân cư đông đúc hơn đồng nghĩa với những địa điểm thả diều thu hẹp lại. Tuy nhiên trò thả diều vẫn không bị may một trong nhân dân. Đâu đó ta vẫn thấy những cánh diều căng gió thi nhau trên bầu trời, những cánh diều nuôi giữ ước mơ kỉ niệm.