K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.

Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.

Ukan1RHx.jpg

Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:

Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...

hay câu hát:

“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.

Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.

2qvstQsj.jpg

Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.

Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.

Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.

Ukan1RHx.jpg

Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:

Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...

hay câu hát:

“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.

Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.

2qvstQsj.jpg

Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.

cho cái ha ae các bn

Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '"xực xực", nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía đểlàm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản... Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp".

Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

 
1 tháng 5 2019

Chủ nhật vừa qua, trên đường đi chơi cùng chị Hai em chợt gặp một cô gà mái dẫn đàn gà con đi tìm mồi, trông chúng thật dễ thương làm sao!

Cô gà mái mơ có dáng vẻ bệ vệ, mập mạp. Cô nặng khoảng hai ký, cao bằng đầu gối em, bộ lông đen tuyền, bóng mượt. Đầu cô tròn, to bằng một quả chanh. Cặp mắt tròn xoe, đen lay láy, luôn liếc ngang liếc dọc để canh chừng lũ con bé bỏng đáng yêu. Chiếc mỏ màu vàng quặp xuống và rất cứng cáp. Cổ không cao lắm, gắn liền với thân mình và được phủ bên ngoài một bộ lông màu xám pha đen. Thân mình cô mập mạp, khỏe mạnh, da thịt rắn chắc và nở nang. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen. Tô điểm thêm vẻ đẹp của cô là chiếc đuôi khá dài, hơi vểnh lên, lông đuôi cũng sơ xác lắm rồi, có lẻ vì cô đã dốc sức để lo lắng chu đáo cho đàn gà con. Đôi chân hơi thấp được phủ lên một bộ da vàng như mái ngói, ngón chân nhọn, sắc bén dùng để bới giun, tìm mồi cho gà con. Đàn gà con bụ bẩm to hơn quả trứng gà một chút, con nào cũng được khoác một bộ lông tơ màu vàng óng trông thật đáng yêu! Sáng sớm tinh sương cô gà mái tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi, cô rất thương lũ gà con, cứ vài bước cô quay lại xem những đứa con của mình có bị lạc đàn không. Tìm được con giun nào là cô gắp lên, cất tiếng kêu "Tục, tục!" gọi lũ gà con lại, trông chúng tranh nhau miếng mồi như những cuộn len màu vàng lăn lông lốc dưới bãi cỏ xanh. Chợt anh chàng chó hung hăng xuất hiện, cô liền cất tiếng kêu quang quác gọi đàn con lại, cô dang đôi cánh cho đám gà con kéo nhau chạy vào lòng mình để nhận được sự che chở. Ăn uống đầy đủ xong, mẹ con cô gà mái lại quây quần bên nhau thật ấm áp, thân thương.

Em cảm thấy lòng mình dâng lên tình yêu thương khi nhìn thấy cảnh mẹ con cô gà mái đi tìm mồi. Giá như em có được cô gà mái và đàn gà con này nhỉ! Em muốn góp một phần nhỏ để cho cô gà mái đỡ vất vả và đẻ thêm nhiều trứng, nở nhiều gà con.

27 tháng 3 2019

. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?

- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.

- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.

2. Tả chi tiết

- Đầu: đầu nó tròn như trái banh

- Mắt: long lanh

- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt

- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ

- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm

- Chân: có móng vuốt

3. Hoạt động, tính nết của mèo

- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng

- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về con mèo

- Nêu tình cảm của bạn với con mèo

9 tháng 2 2022

1. Mở bài: Giới thiệu về con mèo

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
  • Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
  • Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.

- Tả chi tiết

  • Đầu: đầu nó tròn như trái banh
  • Mắt: long lanh
  • Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt
  • Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
  • Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
  • Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm
  • Chân: có móng vuốt

- Hoạt động, tính nết của mèo

  • Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
  • Khi ăn rất từ tốn và gọn gang
  • Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về con mèo
  • Nêu tình cảm của bạn với con mèo
9 tháng 2 2022

Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.

Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg.

Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo léo, kéo ngô,... Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,

Cái cày nối nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.​

Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu, với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu.

Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam.

Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

7 tháng 5 2019

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg.

Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo léo, kéo ngô,... Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,

Cái cày nối nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.​

Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu, với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu.

Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam.

5 tháng 5 2018

nhà em chưa có ga trong khi nào mua sẽ tả

5 tháng 5 2018

on c       hó ngu thế câu đó mà ko giải dc 

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh.. Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cốiDựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh.. Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh những đoạn văn này.

Đoạn 1 .

(………………………………. ). Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2 :

Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. (……………………………)

Đoạn 3 :

Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rù xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (………………………………… )

Đoạn 4 :

(………………. ). Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

bạn nào nhanh mình kích hộ nhé!

3

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

Chúc bạn Tết vui vẻ !

12 tháng 2 2018

-    Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

19 tháng 3 2018

Để những đồ dùng học tập nhỏ nhắn của tôi không bị mất, mẹ đã mua cho tôi một chiếc hộp bút rất xinh xắn.

Trên thị trường hiện nay, mẫu mã đến màu sắc của chiếc hộp bút rất đa dạng. Nhưng chiếc hộp bút của tôi khá đơn giản. Chiếc hộp bút được làm bằng nhựa tổng hợp. Được thiết kế theo dạng hình chữ nhật. Nó dài chừng 22cm và rộng chừng 5cm. Nắp hộp và thân hộp được khớp nối với nhau và có nút để bật mở dễ dàng. Chiếc hộp bút màu xanh da trời sáng.

Trên mặt hộp được dán những hình thù đáng yêu và ngộ nghĩnh. Những nhân vật hoạt hình quen thuộc được thiết kế và trang trí trên mặt hộp. Chúng đã khiến cho chiếc hộp bút thêm sinh động và bắt mắt. Khi mở hộp ra, các ngăn nhỏ chồng lên nhau hiện ra. Các ngăn của hộp bút phù hợp với từng vật dụng thường xuyện dùng của học sinh chúng tôi như thước, bút, tẩy, bút chì, … Những đồ dùng mà ngày nào cũng sử dụng đến được đặt ngay ngắn trong hộp sẽ không bao giờ phải cố gắng đi tìm chúng khi cần. Đặc biệt, có chiếc hộp bút, chúng tôi mới có thể giữ gìn và bảo quản chúng. Bởi lẽ, những đồ vật nhỏ như thế này rất dễ bị mất và hư hỏng. Hộp bút được thiết kế nhỏ gọn và nhẹ, phù hợp với chúng tôi tuổi cắp sách đến trường, dễ dàng mang theo, dễ dàng bảo quản.

Có hộp bút, tôi không cần lo chúng sẽ bị rơi ra nữa. Tôi rất yêu quý chiếc hộp bút của mình. Nó không chỉ là do mẹ tôi mua, mà nó còn giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập.

19 tháng 3 2018

Trong học tập, bên cạnh chúng ta có rất nhiều những vật dụng quen thuộc và cần thiết. Một trong số đó chính là chiếc hộp bút để đựng đồ dùng học tập. Em cũng có một chiếc hộp bút nhỏ để đi học, đó là món quà mà bố đã tặng em nhân dịp sinh nhật vừa qua.


Chiếc hộp bút ấy được làm từ vải dày, có màu hồng xinh xắn, là màu sắc mà em yêu thích. Nó không quá to, chiều dài băng hai gang tay của em, chiều rộng thì bằng nửa gang tay. Chiếc hộp bút ấy được in hình công chúa barbie đúng với sở thích của em. Mỗi khi học bài, thỉnh thoảng em lại ngắm nhìn chiếc hộp bút ấy, nó như đưa em vào thế giới của mộng mơ, nơi có những nàng công chúa barbie xinh đẹp, lâu đài nguy nga, lộng lẫy, rực rỡ ánh sáng. Xung quanh mặt hộp bút là đường viền màu xanh lam có những dải kim tuyến lấp lánh càng làm tô điểm thêm cho chiếc hộp thêm dễ thương. Đế hộp được may vuông vắn, nhờ vậy mà hộp bút có thể đứng vững vàng, không bị đổ. Chiếc khóa hộp bút được làm từ nhựa, tráng màu trắng ngần, dễ kéo ra đóng vào, giúp em thuận tiện khi sử dụng. Phần khóa cầm được gắn một chiếc nơ xinh xắn màu vàng nhạt, làm cho chiếc hộp thêm nữ tính và tràn đầy màu sắc.


Hộp bút của em có hai ngăn, một chiếc ngăn nhỏ và một chiếc ngăn to, được ngăn cách bằng lớp vải mỏng. Ngăn nhỏ em dùng để đựng tẩy, nhãn vở, gọt chì, và những đồ dùng nhỏ khác. Ngăn to được dùng để chứa các loại bút khác nhau như bút mực, bút chì,.. Nhờ vậy mà mỗi khi em tìm kiếm đồ dùng học tập đều dễ dàng và tiện lợi hơn. Từ khi có chiếc hộp bút xinh xắn ấy, em trở nên cẩn thận hơn, ngăn nắp hơn, không còn làm mất đồ nhiều lần nữa. Ở bất cứ nơi nào em cũng có chiếc hộp bút làm bạn. Các bạn trong lớp ai cũng yêu thích và khen chiếc hộp bút của em. Quả là một món quà sinh nhật tuyệt vời của bố.


Em rất yêu quý chiếc hộp bút của em. Nó không chỉ quý giá vì là món quà do chính bố tặng em mà nó còn trở thành người bạn đồng hành trong những giờ học của em. Em sẽ luôn giữ gìn sạch sẽ và trân trọng chiếc hộp bút đáng yêu ấy

bạn đòi nhiều dữ

28 tháng 5 2021

Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:

"Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công…"

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.