K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

...
Đọc tiếp

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗicá nhân, cộng đồng xã hội và các nhà quản lý Nhà nước. Ứng xử, giá trị và chuẩnmực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếutố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp choviệc đọc sách hiệu quả.​Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mựcđọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc sách, sởthích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xây dựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêucầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

​(Lê Đăng, Phát triển văn hóa đọc mang ý nghĩa chiến lược – Báo Giáo dụcvà thời đại, số 241, ngày 8/10/2019, tr.7) 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những yếu tố nào giúp cho việc đọc sách hiệu quả?

Câu 3. Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đótrong câu: Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xâydựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thứccủa xã hội hiện đại.

Câu 4. Em hãy lí giải vì sao: Năng lực đọc là nền tảng của tự học.

1
9 tháng 3 2022

bạn gửi lại đoạn trích hộ mình, k có thấy hết đc đoạn 

...
Đọc tiếp

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội và các nhà quản lý Nhà nước. Ứng xử, giá trị và chuẩnmực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếutố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp choviệc đọc sách hiệu quả.

​Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mựcđọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc sách, sởthích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xây dựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêucầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

​(Lê Đăng, Phát triển văn hóa đọc mang ý nghĩa chiến lược – Báo Giáo dụcvà thời đại, số 241, ngày 8/10/2019, tr.7) 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những yếu tố nào giúp cho việc đọc sách hiệu quả?

Câu 3. Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đótrong câu: Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xâydựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thứccủa xã hội hiện đại.

Câu 4. Em hãy lí giải vì sao: Năng lực đọc là nền tảng của tự học.

0
29 tháng 9 2019

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.

16 tháng 4 2019

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta

19 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Đời sống xã hội càng hiện đại, nhu cầu đọc sách càng phát triển. Thực tế ấy đã được lịch sử chứng minh qua nhiều thiên niên kỉ. Tại sao vậy? Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tối những chân trời mới”.

Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống,… Tuỳ vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống,…

Do những điều trên mà khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ…

Mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có…”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn.

Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn…

Vậy vấn đề đặt ra là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách để tiếp thu những tri thức nhân loại, để tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đác-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích luỹ những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉ bằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.

“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của M.Gorki luôn là một tiếng kèn hiệu thúc giục mỗi người chăm chỉ đọc sách để khám phá những chân trời tươi đẹp của nhân loại.



 

TK :

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Bởi sách là nơi chứa những thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M. Gorki - nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản - người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Từ trải nghiệm của bản thân ham học hỏi, M.Gorki đã có một tổng kết như một chân lí về việc trau dồi tri thức: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Nhờ nghị lực sống phi thường, M. Gorki đã tìm gặp một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M. Gooki, không thể không nói đến tinh thần tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình trong một lời phát biểu giản dị: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muôn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau. Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết về con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuôìi sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở những dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có môi quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac-uyn về các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen... thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả các dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì... Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng đắn. Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự nhiên và đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đâu cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người đọc những kiến thức dối trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.

Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu. Ngược lại, sách xâu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M. Gorki đã nói: “Sách là một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống”. Không có nó, thì văn minh nhân loại rất khó được lưu giữ trường cửu với thời gian.

20 tháng 5 2021

thamkhao

Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

 

15 tháng 10 2017

                

1. Đặc sắc về nội dung .

-    Sông núi nước Nam vẫn được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiển của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không ai, không thế lực nào có quyền xâm phạm chủ quyền đó của dân tộc.

-    Ở bài thơ này có hai ý cơ bản được biểu đạt khá rõ ràng:

+ Ý 1 (hai câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.

Thời dó (thế kỉ XI), xưng Nam quốc là có ý nghĩa sâu xa bởi sau một ngàn năm đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc chỉ coi nước ta là một quận của chúng và không thừa nhận nưởc ta là một quốc gia độc lập, có chủ quyền về lãnh thổ. Tiếp đó, xưng Nam đế cũng có nghĩa như vậy. Đế là hoàng đế. Xưng Nam đế có nghĩa đặt vua của nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa (vua các nước chư hầu chỉ được gọi là Vương). Khẳng định nước Nam là của người Nam là khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta. Đó là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Đó còn là sự khẳng định tư thê làm chủ đất nước của dân tộc ta - một tư thế tự hào, hiên ngang.

Sự thật lịch sử trên lại được ghi “tại thiên thư” - điều ấy đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu thần linh khiến cho sự khẳng định ở câu 1 tăng thêm.

+ Ý 2 (hai câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ thảm bại.

Sau khi khẳng định chủ quyền của dân tộc, câu 3 bộc lộ thái độ đối với bọn giặc cướp nưởc - đó là thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ: Tại sao quân lính của một nước tự xưng là thiên triều lại dám ngang nhiên xâm phạm trái lệnh trời? Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám hành động như vậy (nghịch lỗ: giặc dữ). Câu 4 như là lời trực tiếp nói với bọn giặc dám xâm phạm tới đạo trời và lòng người, rằng: chúng sẽ thua to và nhất định chuốc lấy thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ người sáng tác có niềm tin sắt đá là sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ chân lí, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đất nước. Hai câu sau khẳng định một lần nữa chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. Chân lí ấy hợp ý trời và thuận lòng người.

-    Bố cục bài thơ rõ ràng, mạch lạc. Cách lập luận của bài thơ thuyết phục người đọc, người nghe: Nước Nam là một nước có chủ quyền - đó là lẽ tự nhiên của trời đất. Chính vì thế, những kẻ làm trái đạo trời, đi ngược lẽ phải tất yếu sẽ thảm bại.

2. Đặc sắc về nghệ thuật

-    Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. Nước Nam là của người Việt, nước Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

-    Bài thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều yếu tố Hán Việt khiến cho lời thì ít nhưng ý vô cùng.

-    Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá. Cảm xúc của người viết được dồn nén trong ý tưởng. Đó cũng là đặc điểm chung của thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán - bày tỏ ý chí, quan điểm, tấm lòng,... Lời thơ như những câu nghị luận, mang tính chất tuyên ngôn và ẩn trong đó là cảm xúc tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước.

*    Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc với việc sử dụng từ ngữ chính xác, giọng thơ đanh thép dõng dạc, bài thơ Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

                                                                        

                                                             

Nam quốc sơn hà              ( thứ 1 )
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời dịch:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bình ngô đại cáo . ( thứ 2 )

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. 

                                                                                 Trích ( thứ 3 )

8 tháng 11 2017

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.