Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
3 tầng lớp: - Vương hầu, quý tộc. - Địa chủ. - Nông dân.
giai cấp bị trị: Nông dân
Giai cấp thống trị: - Vương hầu, quý tộc. - Địa chủ.
tham khảo
- Vương hầu, quý tộc: ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
- Tầng lớp địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
- Nông dân: cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số lượng đông nhất trong xã hội.
- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn.
- Nông nô, nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất xã hội. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.
- Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:
+ Vua – vương hầu, quý tộc, quan lại, địa chủ.
+ Nông dân – thương nhân, thợ thủ công – nô tì.
+ Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền hành, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.
- Khác nhau:
Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do là nô tì.
- Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
nhớ like
Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản : địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông) ; lãnh chúa phong kiến và nông nô (ờ phương Tây).
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
Tình hình kinh tế , xã hội , văn hóa thời Trần sau chiến tranh.
Kinh tế:
a) Nông nghiệp
- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.
- Ruộng đất: gồm 2 loại ruộng công ở các làng xã và ruộng tư là các điền trang, thái ấp.
b) Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước: được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như làm đồ gốm tráng men, dệt vài lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...
- Thủ công nghiệp dân gian: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng làm giấy, khắc bản in, rèn, …
- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
c) Thương nghiệp
- Nội thương: Phát triển.
+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.
+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.
- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
Xã hội
Xã hội ngày càng phân hoá thành các tầng lớp xã hội:
- Tầng lớp vương hầu, quý tộc: có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
- Địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
- Nông dân: cày cấy ruộng công của nhà nước ở các làng xã. Là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Bộ phân tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.
- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.
- Nông nô, nô tì: họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.
Văn hoá
- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước,... vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn trước.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Đạo Phật: phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.
- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,... rất phổ biến và phát triển.
- Tập quán sống giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản rất phổ biến. Nhưng trong đó là một dân tộc thượng võ, yêu quê hương đất nước và trọng nhân nghĩa.
=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.
Tại sao văn học, giáo dục , khoa học thời Trần phát triển ?
- Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.
- Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.
- Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.
* Tầng lớp vua và các vương hầu quý tộc :
- Lao vào con đường ăn chơi sa đọa. Bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Bọn nịnh thần trong triều đình nổi loạn. Quan lại hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân
* Nông dân, nô tì :
- Bị bóc lột tàn tệ, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng gay gắt với giai cấp thống trị
- Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì nổ dậy khởi nghĩa nhiều nơi
Bởi vì nhờ có chính sách đối nội khéo léo, tinh tế của nhà Trần, bên cạnh đó còn là do vua Trần rất chịu khó chăm sóc đời sống của nhân dân nên xã hội nhà Trần tuy vẫn còn nhiều mâu thuẫn giai cấp nhưng vẫn giữ được yên bình, thuận hòa.