Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ hai lực cân bằng: Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bẳng.
Nguồn
Tác dụng đẩy , kéo của vật này lên vật kia gọi là lực.
Chúc bạn học tốt!!!
Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng.
a) Hãy giải thích tại sao
b) Muốn làm cho tờ giấy rơi theo phương thẳng đứng ta làm thế nào? Tại sao?
a) Hòn bi và tờ giấy đang rơi đều chịu tác dụng của hai lực : Lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí. Nhưng do khối lượng của hòn bi lớn so với lực cản của không khí nên hòn bi rơi thẳng xuống, còn khối lượng của tờ giấy lại nhỏ hơn lực cản của không khí, diện tích tờ giấy lớn hơn nên tờ giấy không thể rơi đúng phương thẳng đứng của trọng lực
b) Muốn làm tờ giấy rơi theo phương thẳng đứng thì làm giảm lực cản của không khí tác dụng lên tờ giấy, bằng cách làm diện tích tờ giấy nhỏ lại. Do lúc đó lực cản của không khí có lực nhỏ hơn tờ giấy nên tờ giấy sẽ rơi theo phương thẳng đứng
Bài 8.11*. Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng.
a) Hãy giải thích tại sao?
b) Muốn làm cho tờ giấy cũng rơi theo phương thẳng đứng thì làm thế nào? Tại sao?
Trả lời:
Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng, sở dĩ như vậy là do lực cản của không khí. Viên bi bé nên lực cản rất nhỏ và coi như chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên rơi theo phương thẳng đứng, ngược lại tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng vì lực cản của không khí đối với tờ giấy là lớn so với trọng lực của nó.
Bạn phải đợi 3 - 4 ngày hoặc 1 tuần thì nó mới hiển thị ảnh của bạn muốn đổi .
Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra khói
A. Do hơi nước ngưng tụ lại
B. Do trong không khí có hơi nước
C. Do hơi thở ra nóng hơn
D. Do hơi thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ
Nhớ ủng hộ 1 Đúng !
Mình nghĩ là câu D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ.
Bản chất của hiện tượng thở ra khói là sự bão hòa của không khí và nước. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, chúng mình cùng tìm hiểu thí nghiệm sau nhé.
Bạn cho muối vào một cốc nước và khuấy lên. Muối sẽ tan trong nước. Không dừng lại ở đó, bạn tiếp tục cho muối vào khuấy. Bạn bỗng nhận ra, đến một ngưỡng nào đó, nước hoàn toàn “bất lực”, không thể hòa tan muối được nữa. Đó chính là hiện tượng bão hòa.
Hiện tượng phả hơi khi thở lúc trời lạnh cũng là hệ quả của hiện tượng bão hòa không khí và nước. Không khí chỉ có thể dung nạp một lượng hơi nước nhất định. Không khí lạnh hấp thụ hơi nước kém hơn không khí nóng. Chính vì vậy, vào những hôm lạnh giá của mùa đông, hơi nước có trong không khí do con người và loài vật thở ra sẽ không được không khí bên ngoài hấp thu nữa. Vì thế, hơi nước do con người thở ra gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và biến thành hơi thở "khói".
Mình nghĩ như vậy không biết có đúng không, mong bạn thông cảm.
Vì thủy ngân là chất có tính chất nóng nở ra lạnh co lại nên khi nóng lên thể tích của thủy ngân nở ra. Lúc đó ta thấy cột thủy ngân tỏng nhiệt kế từ từ dâng cao, đó là nhiệt độ của vật (được đo).Nó co dãn đều đặn, ko như các chất lỏng khác nên thường được sử dụng phổ biến
Vì thủy ngân gặp nóng thì giản nở , gặp lạnh thì co lại , độ giản nở rất cao nên dễ thấy hơn các loại chất lỏng khác .
Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở là vì khi trời nóng, đướng ray dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray
khi tàu hỏa đi qua gây ra 1 luong nhiệt rát lớn thanh ray nở ra vừa khít với khẽ hỡ
Hiện tượng đó gọi là hơi nước
Khi ta thở, thành phần của con người thở ra là khí cacbonic và hơi nước. Bình thường vào mùa nóng hoặc xứ nóng, hơi nước theo hơi thở thoát ra khỏi cơ thể thì nhanh chóng bị nhiệt độ cao hâm cho nóng hơn, cho các phân tử chuyển động nhanh hơn và rời rạc nhau xa nên chúng ta không thể nhìn thấy được
Trong khi đó, vào mùa lạnh hoặc xứ lạnh, hơi nước ấm trong cơ thể thoát ra nhanh chóng bị nhiệt độ thấp bên ngoài làm chúng ngưng tụ đột ngột lại, nhưng không đủ để ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, nhưng đủ để tập trung lại thành màn hơi nước rõ ràng ( hay còn gọi là khói )
Nhớ ủng hộ tick Đúng !
Vào những ngày mùa đông lạnh, nhiệt độ hơi thở của cơ thể người thấp hơn nhiệt độ không khí. Khi ta thở, hơi nước đó sẽ ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ li ti nên ta nhìn thấy. Còn mùa hè thì nhiệt độ của hơi thở và nhiệt độ không khí hơn kém nhau ko đáng bao nhiêu nên khi ta thở ra hơi nước đó sẽ bay hơi mất và ta ko nhìn thấy chúng nữa.