K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

              Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì chảy qua các vùng khí hậu khác nhau.Về mùa đông,lưu lượng nước rất nhỏ nhưng đến mùa hạ,lưu lượng nước rất lớn do lượng băng tuyết tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa hạ lưu nên thường xảy ra lũ lụt lớn. Sông trường giang có chế đọ nước tương đối điều hòa vì ở trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Về mùa hạ mưa nhiều,mưa do hoạt động của khí xoáy, lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn chênh lệch nhau khoảng 3 lần(trong khi đó,sông Hoàng Hà gấp tới 88 lần).

14 tháng 12 2020

Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì chảy qua các vùng khí hậu khác nhau.Về mùa đông,lưu lượng nước rất nhỏ nhưng đến mùa hạ,lưu lượng nước rất lớn do lượng băng tuyết tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa hạ lưu nên thường xảy ra lũ lụt lớn. Sông trường giang có chế đọ nước tương đối điều hòa vì ở trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Về mùa hạ mưa nhiều,mưa do hoạt động của khí xoáy, lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn chênh lệch nhau

25 tháng 11 2018

- Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt lục địa khô hạn, còn ở hạ lưu chảy trong miền đồng bằng thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thể gấp tới 88 lần, vì thế ở vùng hạ lưu thường hay xảy ra lũ lụt lớn.

- Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa. Nguyên nhân do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh nhau chưa đến 3 lần.

11 tháng 10 2016

Đặc điểm chung của sông ngòi ở Châu Á là:

+ Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

( cái này là theo ý mk)

còn cái này là mạng ^^ bn có thể tham khảo ^^

Đặc điểm chung về sông ngòi châu Á: Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Công, Ân, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. ơ các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Á Rập thì mạng lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy, ơ châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km2, bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục. Về chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau: - Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguổn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên. - Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu và cạn vào đông - xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này. - Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ, - Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân - hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài. - Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đau mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.


 

11 tháng 10 2016

Tại vì ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

15 tháng 11 2016

Đặc diểm sông ngòi châu Á​ được phân làm 3 khu vực:

​Bắc Á: đóng băng vào mùa đông lũ băng vào mùa xuân. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

​Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: chế độ nuóc chảy theo mùa. Mùa lũ vào cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.

​Trung Á, Tây Nam Á: kém phát triển lượng nước chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp.

​Ở châu Á sông có chế độ nước khác nhau vì:

​tùy thuộc vào nơi phân bố( ở kiểu khí hậu j) , tùy thuộc vào địa hình nơi phân bố. do gần biển hay xa biển( ít chụi sự ảnh hưởng của biển hay chụi sự ảnh hưởng của biển) thấy đúng thì tick cho mik vs nhé

18 tháng 10 2019

Cảm ơn bạn

19 tháng 4 2017

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

17 tháng 10 2016

chế độ nước sông ngòi Châu Á lại phức tạp vì

+ các sông ở châu á phân bố không đều

+ Bắc Á: mạng lưới sông ngòi dày,nước đóng băng vào mùa đông,mùa xuân có lũ do băng tan. Và các sông lớn đều chạy theo hướng từ nam lên bắc

+ Tây và Trung Á: ít sông,nước chủ yêu do tuyết và băng tan

22 tháng 12 2016

Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

 

2 tháng 10 2020

vào link này sẽ có lời giải:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/182383.html

30 tháng 12 2021

giúp mình với mọi người

30 tháng 12 2021

C

Giúp Em Với Ạ !! Chủ đề: sông ngòi và cảnh quan châu ÁCâu 1. Sông ngòi ở châu Á có chế độ nước khá phức tạp là doA. có mạng lưới sông phát triển.            B. có nguồn cung cấp nước đa dạng.C. có nhiều sông lớn.                              D. có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.Câu 2. Khu vực nào dưới đây của châu Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc với...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ !!

 

Chủ đề: sông ngòi và cảnh quan châu Á

Câu 1. Sông ngòi ở châu Á có chế độ nước khá phức tạp là do

A. có mạng lưới sông phát triển.            B. có nguồn cung cấp nước đa dạng.

C. có nhiều sông lớn.                              D. có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Câu 2. Khu vực nào dưới đây của châu Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn?

A. Đông Á, Bắc Á, Tây Á.              B. Đông Á, Tây Á, Trung Á.

C. Tây Á, Trung Á, Bắc Á.             D. Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật của sông ngòi khu vực Bắc Á là

A. mạng lưới sông ngòi kém phát triển.           

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm do lượng mưa dồi dào.

C. mùa đông đóng băng, cuối xuân đầu hạ có lũ do băng tuyết tan nhiều.  

D. một số sông nhỏ bị chết trong hoang mạc.

Câu 4. Khu vực nào dưới đây của châu Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất?

A. Đông Á, Bắc Á.                      B. Đông Á, Trung Á.

C. Nam Á, Đông Nam Á.            D. Tây Nam Á, Trung Á.

Câu 5. Sự phân bố các đới cảnh quan ở châu Á có mối quan hệ chặt chẽ với

A. diện tích lãnh thổ của châu lục.            B. đặc điểm điều kiện tự nhiên của châu lục.

C. vị trí địa lí của châu lục.                        D. các đới khí hậu của châu lục.

Câu 6. sự đa dạng về cảnh quan ở châu Á trước hết là do

A. châu Á có diện tích rộng lớn.            B. sự đa dạng của các đới và các kiểu khí hậu.

C. vị trí địa lí của châu lục.                    D. lãnh thổ kéo dài từ cực bắc tới xích đạo.

Câu 7. Rừng lá kim ở châu Á phân bố trùng với kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. khí hậu cực và cận cực.                     B. Ôn đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa.                                   D. Ôn đới hải dương.

Câu 8. Đài nguyên là cảnh quan độc đáo chỉ có ở đới khí hậu:

A. khí hậu cực và cận cực.                     B. Ôn đới .

C. Cân nhiệt đới.                                   D. Nhiệt đới.

1
12 tháng 11 2021

1.B

2.D

3.C

4.D

5.C

6.C

7.C

8.A