K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin)
  • Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  • Năm 1984, kết nạp Brunây làm thành viên thứ 6.  Năm 1995 kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 7 . Năm 1997 kết nạp thêm Lào và Mianma. Năm 1999, kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10. Việc mở rộng thành viên từ 5 nước ban đầu lên 10 nước diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì:
  • Do sự chia rẽ của các nước thực dân đối với khu vực: ĐNÁ là khu vực bị nhiều nước thực dân thống trị; các thế lực thực dân đều thi hành chính sách “chia để trị” đối với các nước thuộc địa
  • Phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trong khu vực. Các nước ĐNÁ giành được độc lập vào những thời điểm khác nhau, nên thời điểm gia nhập ASEAN không giống nhau
  • Do bối cảnh tác động của chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ; một số nước trong khu vực (Philippin, Thái Lan..) đã ủng hộ Mĩ tham gia vào khối quân sự SEATO
  • Vấn đề Campuchia đã đẩy hai nhóm nước xa nhau, khi vấn đề CPC được giải quyết, cơ hội gia nhập ASEAN của các nước Đông Dương được mở ra
  • Do chế độ quân sự nắm quyền, nền dân chủ bị hạn chế, bị các nước trên TG nhất là các nước phương Tây cấm vận, cô lập nên việc Mianma gia nhập ASEAN gặp khó khăn, trắc trở.
  • HT và $$$
23 tháng 3 2021

Hồ Tùng Mậu, với nhiều bí danh khác nhau, đã có những hoạt động yêu nước từ rất sớm. Trước khi gặp Nguyễn Ái Quốc, giống như bao thanh niên yêu nước khác lúc bấy giờ, hoạt động yêu nước của Hồ Tùng Mậu đã chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng tư tưởng, mà trước hết là tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu. Ông đã chọn nghề dạy học để có điều kiện truyền bá, mở mang tri thức cho các thế hệ thanh niên yêu nước. Tuy nhiên, với một ý chí căm thù quân xâm lược và muốn được tham gia trực tiếp vào công cuộc cứu nước, cứu dân, Hồ Tùng Mậu đã bỏ dở nghề dạy học để có điều kiện thực hiện theo chí lớn mà mình đã chọn.

Ý chí và lòng căm thù quân xâm lược là động lực để Hồ Tùng Mậu quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 4-1920, Hồ Tùng Mậu cùng nhiều thanh niên Nghệ Tĩnh bí mật sang Xiêm. Sau ba tháng ở Trại Cày, Bản Thầm (tỉnh Phì Chịt), cụ Đặng Thúc Hứa đã gửi anh sang Trung Quốc hoạt động cách mạng. Thông qua các buổi tranh luận sôi nổi của những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài về con đường và phương pháp cách mạng để giải phóng dân tộc; được tiếp cận một số sách báo tiến bộ, đã khiến Hồ Tùng Mậu nhận thấy cần phải có con đường và phương pháp cứu nước mới. Năm 1923, Hồ Tùng Mậu cùng với Lê Hồng Sơn và một số thanh niên yêu nước khác quyết định tách khỏi sự ảnh hưởng tư tưởng của Phan Bội Châu về con đường cứu nước, bằng việc lập ra tổ chức Tân Việt Thanh niên Đoàn, còn gọi là Tâm Tâm xã. Việc thành lập Tâm Tâm xã đã cho thấy sự trưởng thành trong tư duy chính trị của Hồ Tùng Mậu, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm phải tìm ra một đường đi mới để tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho lý tưởng giải phóng đất nước.

Tuy có sự quyết tâm và thể hiện sự trưởng thành về chính trị khi quyết định thoát ly sự ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu bằng việc thành lập Tâm Tâm xã, nhưng đó cũng chỉ là tổ chức sơ khai bước đầu, cố gắng thoát ly sự ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu, mà chưa có một đường lối cứu nước mới hoàn chỉnh. Vì thế, chủ trương trước tiên của Tâm Tâm xã không những là phải “phục quốc” mà còn phải tập hơp lực lượng “gây tiếng vang trong nhân dân, củng cố tổ chức, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, đòi lại nhân quyền và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân”. Với phương châm đó, điều lệ của Tân Việt Thanh niên đoàn đã ghi rõ: “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái; miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.

Người cộng sản kiên trung, mẫu mực

Đúng lúc đang bế tắc con đường cứu nước thì nhóm Tâm Tâm xã gặp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, vừa từ Liên Xô tới Trung Quốc (tháng 11-1924) để chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này. Qua tìm hiểu nhóm Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc biết đây là tổ chức tập hợp được nhiều người Việt Nam yêu nước, có tinh thần cách mạng, có hiểu biết ít nhiều về tình hình cách mạng trong nước và thế giới nhưng chưa có nhận thức sâu sắc về đường lối chính trị và phương pháp tổ chức cách mạng. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: “Anh em còn ít hiểu biết về chính trị và không có đường lối tổ chức quần chúng”. Người đã giải thích cho nhóm Tâm Tâm xã hiểu được những ưu điểm và hạn chế trong chủ trương cứu nước của họ. Đây chính là cuộc gặp gỡ định mệnh lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc với nhóm Tâm Tâm xã nói chung và với Hồ Tùng Mậu nói riêng. Từ đây, trong nhận thức về con đường, biện pháp cứu nước của Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã có sự chuyển biến mang tính bước ngoặt về nhận thức và hành động cách mạng. Qua Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã biết được con đường cách mạng đúng đắn và phù hợp lúc này là phải dựa vào lực lượng của quần chúng, chủ yếu là công nông, phải có Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin vững mạnh, thống nhất. Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy ở Hồ Tùng Mậu có lòng yêu nước cháy bỏng, tố chất thông minh, hoạt bát nên đã chủ động định hướng giúp đỡ, huấn luyện Hồ Tùng Mậu. Ông trở thành người cộng sản kiên trung, bất khuất, người cán bộ cốt cán cần mẫn, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Có thể nói, đây chính là cuộc hội ngộ lịch sử trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam cận đại. Bởi, qua cuộc gặp gỡ này, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng, bồi dưỡng được những thanh niên ưu tú trong Tâm Tâm xã (trong đó có Hồ Tùng Mậu) trở thành những người cộng sản kiên trung, những cán bộ cốt cán của Đảng sau này. Đây cũng là bước ngoặt căn bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Tùng Mậu và các thành viên khác của Tâm Tâm xã, là kết quả tất yếu của sự giác ngộ ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin trên mảnh đất tốt – đó là lòng yêu nước, tình yêu thương đồng bào của những thanh niên đầy hoài bão và nhiệt huyết, trăn trở trước vận mênh của Tổ quốc đang chìm đắm trong vòng nô lệ.

Quá trình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Tùng Mậu và nhiều thanh niên yêu nước khác lúc bấy giờ là sự phát triển tất yếu của lịch sử. Từ đây, Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã nhanh chóng trở thành những người học trò, cộng sự tin cậy và đắc lực của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no của nhân dân, theo con đường cách mạng vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sau khi gặp được nhóm Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu xây dựng tổ chức cách mạng mới. Người đã chọn Hồ Tùng Mậu là một trong số năm thành viên đầu tiên của Cộng sản Đoàn, hạt nhân để xúc tiến mở rộng tổ chức cách mạng của người Việt Nam ở Quảng Châu sau này. Kể từ đó, Hồ Tùng Mậu xác định đi theo con đường cách mạng vô sản dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng từ người yêu nước thành người cộng sản trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Từ khi xác định đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Tùng Mậu đã tích cực hoạt động trong các tổ chức và có nhiều cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Cuối năm 1925, Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng lập ra Huệ quần thư điếm, làm đầu mối liên lạc giữa Tổng bộ Thanh niên ở Quảng Châu với các cơ sở cách mạng trong nước. Khi trở lại Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu đã trợ giúp Nguyễn Ái Quốc rất nhiều trong việc tổ chức và giảng dạy các lớp huấn luyện.

Tháng 3-1926, nhờ có sự giới thiệu của đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc), Hồ Tùng Mậu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vị trí làm việc tại Chiêu đãi sở, do các đồng chí Trung Quốc bố trí phân công, Hồ Tùng Mậu lại có thêm điều kiện thuận lợi hoạt động cho cách mạng Việt Nam.

Do những hoạt động tích cực và có tầm ảnh hưởng trong cách mạng Trung Quốc và Việt Nam, chỉ trong hai năm (1927-1928), Hồ Tùng Mậu đã bị chính quyền Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam bốn lần. Đến cuối năm 1929, nhờ sự vận động của đồng chí Trương Vân Lĩnh, một cán bộ của ta hoạt động trong Quốc dân Đảng, Chính phủ Tưởng Giới Thạch đã thả Hồ Tùng Mậu và một số cán bộ Việt Nam, nhưng bị trục xuất khỏi Quảng Châu. Trong lúc này, Tòa án Nam triều cũng xử vắng mặt Hồ Tùng Mậu và kết án tử hình đồng chí.

Sau khi bị trục xuất khỏi Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu vẫn tích cực tham gia hoạt động và đã có rất nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Sau Đại hội tháng 5-1929, bàn về việc thành lập Đảng nhưng không thành, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân liệt, dẫn tới sự hình thành các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Đứng trước nguy cơ phong trào cách mạng bị phân tán, Hồ Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn một mặt tìm cách thuyết phục hai tổ chức thống nhất lại. Mặt khác, hai đồng chí cũng cử Lê Duy Điếm sang Thái Lan báo cáo tình hình cụ thể với Nguyễn Ái Quốc để tranh thủ ý kiến của Người. Sau khi nhận báo cáo, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động rời khỏi Xiêm và triệu tập cuộc họp các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Tùng Mậu tham gia hội nghị với tư cách là đại biểu giúp việc và có công lớn trong sự thành công của hội nghị này. Đây là dấu mốc chính thức đánh dấu sự chuyển biến của Hồ Tùng Mậu từ người yêu nước chân chính trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí luôn nỗ lực, cống hiến hết mình cho lý tưởng của cách mạng. Được tôi luyện trong phong trào cách mạng Việt Nam, đồng chí Hồ Tùng Mậu thực sự trở thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Đồng chí bị địch bắt và giam cầm tổng cộng gần 14 năm trong chốn lao tù đế quốc (từ 1931-1945); hai lần bị tuyên án tử hình, nhưng đồng chí vẫn vượt qua mọi thủ đoạn đàn áp, mua chuộc, dụ dỗ của mật thám và chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Đồng chí còn biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, thành nơi rèn luyện, củng cố niềm tin, ý chí của những chiến sĩ cách mạng; đồng chí trở thành trung tâm đoàn kết các anh em tù chính trị trong nhà lao… Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã nêu một tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường, bất khuất, một lòng trung kiên với lý tưởng cách mạng của Đảng.

Tháng 3-1945, Hồ Tùng Mậu vượt ngục và nhanh chóng cùng toàn dân tộc tham gia tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Phụ trách Trường Quân chính Nhượng Bạn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy, Tổng thanh tra Chính phủ… Ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí đều hăng hái nhiệt tình và phát động được cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. Đặc biệt, với cương vị là Tổng Thanh tra Chính phủ (1949), vị trí rất cần đến phẩm chất đạo đức, thanh liêm, trung thành, trung thực, sâu sát, cụ thể, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, nêu cao tinh thần dũng cảm, không sợ va chạm, vượt khó, lăn lộn trong nhân dân, trong Đảng, đề cao trách nhiệm, phát hiện những vi phạm, sai phạm trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước để kiến nghị xử lý đúng. Đồng chí rất coi trọng đạo đức cách mạng, coi trọng sự nêu gương, trong sạch, liêm khiết của cán bộ.

Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu chính là quá trình đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước chân chính thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và trưởng thành đó chính là từ khi Hồ Tùng Mậu gặp được Nguyễn Ái Quốc (1924) và trở thành người cộng sản sau đó. Đồng chí đã gắn tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, từ khi trở thành người cộng sản, Hồ Tùng Mậu đã có nhiều đóng góp tích cực cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam và trở thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực.

22 tháng 10 2021

Đề cương à bạn

29 tháng 10 2021

Đúng r á

22. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa củaA. đế quốc Anh.                   B. thực dân Pháp.                 C. phát xít Nhật.                   D. đế quốc Mĩ.23. Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào và là thành viên thứ mấy của tổ chức này?A. Ngày 8/1995, thành viên thứ 6.                         B. Ngày 8/1996, thành viên thứ 9.C. Ngày 4/1999, thành viên thứ...
Đọc tiếp

22. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của

A. đế quốc Anh.                   B. thực dân Pháp.                 C. phát xít Nhật.                   D. đế quốc Mĩ.

23. Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào và là thành viên thứ mấy của tổ chức này?

A. Ngày 8/1995, thành viên thứ 6.                         B. Ngày 8/1996, thành viên thứ 9.

C. Ngày 4/1999, thành viên thứ 8.                         D. Ngày 28/7/1995, thành viên thứ 7.

24. Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố nào dưới đây không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.

25. Biến đổi nào là cơ bản ở khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

A. Lần lượt gia nhập ASEAN.                                B. Trở thành các nước công nghiệp mới.

C. Từ thuộc địa trở thành nước độc lập.                D. Tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.

0
28 tháng 10 2023

Mục đích:Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà

bình và ổn định khu vực.

Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10

- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.

- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.

+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.

+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

2 tháng 11 2021

Câu 1:

Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi:

- Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.

- Châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của mình ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới lãnh thổ.

- Các nước đế quốc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở các khu vực Tây Á (còn gọi là vùng Trung Đông) làm cho cục diện châu Á luôn không ổn định và căng thẳng.

Câu 2:

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực: ...

- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.

 - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc(Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

Sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này là do:tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Câu 3:

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

⇒ Như vậy, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

 

2 tháng 11 2021

cảm ơn cậu nha =3