K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó,phong trào yêu nước chống xâm lược  trở lên sôi nổi,nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào. 

21 tháng 2 2021

Phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì mà không nổ ra ở Nam Kì vì :

+) Khi đó Nam Kì đã là thuộc địa của Pháp , sức ảnh hưởng của phong trào không đủ mạnh 

+) Đến thời điểm phong trào Cần Vương nổ ra, hầu hết các lãnh tụ của Nam Kì đều đã bị giết hại , Nam Kì không có người lãnh đạo

14 tháng 4 2021

Vì : lúc này Nam Kì đã hoàn toàn thuộc Pháp, chiếu cần Vuơng ko thể đến các tầng lớp nhân dân bởi sự kìm chặt của Thực Dân Pháp, nếu có nổ ra thì cũng nhanh chóng bị Pháp dập tắt
Vua Hàm Nghi ra chiếu cần Vuơng ở Trung Kì nên tầm ảnh hưởng của chiếu ở Trung Kì và Bắc Kì

14 tháng 4 2021

Thank you very much 🙂🙂🙂🙂🙂

23 tháng 10 2023

Phong trào giải phóng dân tộc Cần Vương là một phong trào đấu tranh chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) đối với Việt Nam. Phong trào này bùng nổ vào đầu những năm 1880 và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1896.

Phong trào Cần Vương có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, từ những người nông dân, thương nhân, đến các quan lại và quân sự. Phong trào này đã tập trung vào việc tuyên truyền và phổ biến tư tưởng dân tộc, khuyến khích nhân dân đấu tranh chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp và nhà Thanh.

Ở Phú Yên, phong trào Cần Vương cũng đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà lãnh đạo của phong trào này đã xuất thân từ Phú Yên, như là Trần Huy Liệu, một trong những nhân vật quan trọng của phong trào Cần Vương. Trần Huy Liệu đã lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp và nhà Thanh tại Phú Yên.

Ngoài ra, Phú Yên cũng là một trong những địa phương có nhiều người tham gia vào phong trào Cần Vương. Những người này đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp và nhà Thanh.

-> Phong trào giải phóng dân tộc Cần Vương đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1896. Phong trào này đã có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân và đã bao trùm khắp cả nước Việt Nam, trong đó có Phú Yên.

13 tháng 4 2021

Câu 1:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

 


 

Câu 2:

Vì cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì vừa mới bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, những bậc anh hùng cứu quốc bị sát hại hầu hết, hoặc phải lẩn trốn. Phong trào Cần vương nổ ra vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương thì mọi tầng lớp nhân dân ở Bắc kỳ,Trung Kì đứng lên hưởng ứng phong trào.

Câu 3:

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

 


 

13 tháng 4 2021

cảm ơn bn :3

25 tháng 2 2021

Vì cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì vừa mới bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, những bậc anh hùng cứu quốc bị sát hại hầu hết, hoặc phải lẩn trốn. Phong trào Cần vương nổ ra vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương thì mọi tầng lớp nhân dân ở Bắc kỳ,Trung Kì đứng lên hưởng ứng phong trào.

20 tháng 12 2021

eh khoan sao lại có 1 điểm

20 tháng 12 2021

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào? *

1 điểm

a.Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.

b.Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á,

c.Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.

d.Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.

20 tháng 1 2019

- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.

15 tháng 3 2022

Câu 16. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là

D. Phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.

C. Phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.

B. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.

A. Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

15 tháng 3 2022

D

7 tháng 12 2016

1. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.

7 tháng 12 2016

2.

Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Từ sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sâu rộng. Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Mình ko chắc chắn bài này cho lắm