Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ giúp chúng ta dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Tiêu chí | Điểm công nghiệp | Khu công nghiệp | Trung tâm công nghiệp | Vùng công nghiệp |
Hình thức | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất |
Không gian | - Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư. - Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu | Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài | Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. | Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp |
Cơ cấu | Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản. | Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ | Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
| Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. |
Sự liên kết | Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau. | Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao | Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. | Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất |
* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên các không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau.
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
- Mỗi hình thức có đặc điểm và vai trò khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia.
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
- Nhân tố có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ là kinh tế - xã hội.
- Vì:
+ Ngày nay, khi khoa học – công nghệ phát triển thì nông nghiệp càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, con người có thể phát triển nông nghiệp cho năng suất cao ngay cả ở những vùng khắc nghiệt nhất (hoang mạc, vùng lạnh giá).
+ Con người đưa ra xu hướng phát triển cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, từ đó khai thác tự nhiên để phục vụ mục đích của mình.