Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
1.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo đó là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị: văn hóa, tư tưởng, v.v. xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
câu 1
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.
Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.
+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Câu 3
Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :
-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .
-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .
-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.
- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .
- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .
Nhà nước của dân:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.
- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.
- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .
Nhà nước do dân :
- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .
- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .
- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân
* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :
+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 4
nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì :
Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.
Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì :
Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.
3.
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
* Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt
Vì sao cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tác động đến thế giới như thế nào?
Một là, đánh dấu bước chuyển biến về chất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành hiện thực, và hiện thực đó minh chứng cho bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cũng như sự đúng đắn của phép biện chứng duy vật. Thành công của Cách mạng Tháng Mười là kết quả hợp quy luật của sự phát triển lý luận và thực tiễn đấu tranh qua nhiều thế kỷ của nhân dân lao động trên toàn thế giới; đáp ứng khát vọng lâu đời về tự do và giải phóng con người của nhân loại; cung cấp những bài học lịch sử vô giá về lý luận và thực tiễn cho các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế - chính trị thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười khởi nguồn và dẫn tới bước chuyển biến mới của phong trào cách mạng thế giới về nội dung, đường lối và phương pháp phát triển, làm thay đổi căn bản tiến trình lịch sử thế giới theo hướng tích cực: Các đảng mác-xít lê-nin-nít ra đời ở hàng chục quốc gia; Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (tháng 3-1919), đã dần loại bỏ những phần tử cơ hội chủ nghĩa, giúp các đảng cộng sản vững mạnh hơn về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồng thời hậu thuẫn mạnh mẽ cho phong trào cách mạng tại nhiều nước. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, đóng vai trò đối trọng với chủ nghĩa tư bản. Gần cuối thế kỷ XX, chủ yếu do những nguyên nhân nội tại(1), mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhưng sự biến đổi đó không làm thay đổi tính chất quá độ của thời đại, vì đây là quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại.
Ba là, mở đường và khai sáng cho kỷ nguyên mới của phát triển và tiến bộ xã hội. Hạn chế lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đặt nhân loại trước một thách thức chung là tìm con đường giải phóng khỏi chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Cách mạng Tháng Mười đáp ứng những yêu cầu lịch sử cấp bách đó, tìm kiếm và khai phá một con đường chưa từng có để nhân loại thực hiện mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; cổ vũ cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở cả các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản đã phải tiếp thu một số mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội để điều chỉnh và thích nghi với thời đại, song không thay đổi bản chất bóc lột, áp bức, bất công.
Bốn là, cổ vũ, tạo động lực, giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành quyền tự do, quyền làm chủ vận mệnh của mình, quyền bình đẳng trong cộng đồng quốc tế của nhân dân Á - Phi - Mỹ La-tinh đã trở thành một cao trào cách mạng chưa từng có. Kết quả là trong nửa sau thế kỷ XX, hơn 100 nước thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền, chủ thể pháp lý quốc tế. Hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân, đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ hoàn toàn sụp đổ.
Năm là, khai sinh và đấu tranh cho một kiểu quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, theo những nguyên tắc phản ánh bản chất của chế độ Xô viết: 1- Hòa bình và hữu nghị; chống chính sách xâm lược và chiến tranh đế quốc; 2- Dân chủ, công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia - dân tộc; 3- Cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Cách mạng t10 Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vì:
+ Đây là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo
+ Hướng đi lên của cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội
Ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga đối vs thế giới
+ Làm thay đổi cục diện thế giới. Phá vỡ thế độc quyền của hệ thống tư bản chủ nghĩa
+ Có sức mạnh cổ vũ to lớn và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
* Ở Nga xảy ra cuộc cách mạng tháng hai vì một nước không thể có hai chính quyền song song cùng tồn tại, bắt buộc phải lật đổ một chính quyền. Cách mạng tháng 10 nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đưa chính quyền về tay nhân dân.
* Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga đã có các thành tựu to lớn về nhiều mặt, thành công một cách rực rỡ.
* Kết quả:
- Kinh tế
+ Công nghiệp: Đứng đầu Châu Âu và thứ hai thế giới.
+ Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa với quy mô lớn.
- Văn hóa giáo dục : Xóa nạn mù chữa, thực hiện phổ cập giáo dục. Văn học nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
- Xã hội: Xã bỏ chế độ người bóc lột người.
Mình nhầm, cách mạng tháng 2 là cuộc cách mạng lật đổ chính phủ Nga Hoàng.