Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.
- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".
- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:
+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.
+ Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.
+ Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.
a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".
b. "Các em đừng khóc".
c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".
Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:
- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.
- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.
- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.
- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:
+ "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."
+ "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."
- Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.
- Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.
Câu 1:
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.
- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).
-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.
-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.
Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.
b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.
c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.
Câu 2:
-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta
-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.
Câu 3:
Về hình thức:
a. Không có chủ ngữ
b. Có chủ ngữ là :Thầy em
Ý nghĩa:
a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).
b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)
Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.
Chúc bạn học tốt!!!
- Câu ghép:
Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.
+ Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.
b, Câu ghép:
Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.
+ vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.
- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)
Câu cầu khiến thường hướng đến con người (người nghe), câu cầu khiến ở nơi công cộng thường hướng đến nhiều đối tượng vậy nên có thể rút gọn chủ ngữ.