K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

Tiềm năng hiện trạng khai thác và chế biến hải sản của Việt Nam là rất lớn do quốc gia này có một bờ biển dài và nhiều khu vực biển vùng ven có nhiều loài hải sản phong phú. 

- Bờ biển dài: Việt Nam có khoảng 3,260 km bờ biển, bao gồm biển Đông và biển Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và chế biến hải sản.

- Đa dạng loài hải sản: Biển Việt Nam có nhiều loài hải sản đa dạng như cá, mực, tôm, cua, sò điệp, và nhiều loài khác. Sự đa dạng này tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hải sản.

- Nguồn lao động: Ngành hải sản tạo việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng ven biển và đảo xa. Phát triển ngành này có thể cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư ở các khu vực này.

- Xuất khẩu hải sản: Hải sản là một trong những nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách quốc gia. Việc phát triển khai thác hải sản có thể tạo thêm nguồn thuế và ngoại tệ cho quốc gia.

Tại sao ưu tiên phải phát triển khai thác hải sản xa bờ:

- Bảo vệ nguồn tài nguyên: Khai thác hải sản xa bờ có thể giúp bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản ở vùng bờ biển và tránh việc khai thác quá mức và phá hủy môi trường biển ven bờ.

- Giảm áp lực trên nguồn tài nguyên gần bờ: Khai thác hải sản xa bờ giúp giảm áp lực khai thác tại các khu vực gần bờ, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn cung cấp hải sản cho cả dân cư địa phương và thị trường xuất khẩu.

- Giám sát và quản lý tốt hơn: Việc khai thác hải sản xa bờ thường dễ dàng hơn trong việc giám sát và quản lý so với khai thác gần bờ. Điều này giúp đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên hải sản.

- Xuất khẩu và phát triển kinh tế: Khai thác hải sản xa bờ có thể tạo ra các cơ hội mới cho xuất khẩu và đầu tư trong ngành công nghiệp hải sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

25 tháng 10 2023

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

25 tháng 10 2023

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

16 tháng 6 2019

 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

17 tháng 7 2017

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên thời kì 1995 -2002 còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn. Cả vùng Tây Nguyên tăng 2,8 lần, tỉnh Gia Lai tăng 3,1 lần, tỉnh Đắk Lắk tăng 2,8 lần. Kom Tum tăng 2 lần, Lâm Đồng tăng 2,7 lần.

- Nguyên nhân làm cho hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất công nghiệp.

- Đắk Lắk: có diện tích vây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài cà phê, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...

- Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.

- Việc phát triển mạnh của ngành du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.

25 tháng 10 2016

Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho

 

24 tháng 10 2016

làm ơn giúp mk với

6 tháng 5 2023

* Về kinh tế - xã hội:

- Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.

+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.

+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển.

- Có ý nghĩa về du lịch:

+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).

+ Mới bắt đầu khai thác.

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.

* Về an ninh, quốc phòng

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

a,Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:

- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.

- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

b, Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức, nhất là thủy sản ven bờ.

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác.

29 tháng 7 2018

- Tài nguyên thuỷ, hải sản có giới hạn và ở nước ta đang cạn kiệt, nhất là ở vùng biển ven bờ. Phương thức khai thác trắng, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản ven bờ.

- Trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta là khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn / năm nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt đã vượt 2 tiệu tấn/ năm và chủ yếu là đánh bắt ven bờ. khả năng cạn kiệt hải sản ven bờ là điều đang xẩy ra. Vì vậy , cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ để tránh nguwy cơ cạn kiệt thủy sản ven bờ.

23 tháng 10 2016

- Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước vì:

+ Công nghiệp năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài: công nghiệp năng lượng có cơ sở về nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú và vững chắc:

* Về than

* Về dầu khí

* Về thủy năng

* Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng khác như nhiệt mặt trời, sức gió, địa nhiệt, thủy triều. Ngành công nghiệp năng lượng có một thị trường tiêu thụ rộng lớn .

* Công nghiệp năng lượng là nguồn nguyên nhiên liệu cung cấp cho tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là nhu cầu về than, về điện. Nhu cầu của người dân cũng ngày được đáp ứng toàn vẹn, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

* Các ngành năng lượng ngày càng phát triển đặc biệt là công nghiệp khai thác nguyên liệu.

+ Công nghiệp năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng điện tăng nhanh từ 8,8 tỉ kwh (1990) lên 52,1 tỉ kwh (2005) đã góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân nhất là vùng sâu vùng sa.

+ Các ngành công nghiệp trọng điểm còn có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác

=> Công nghiệp điện được ưu tiên đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác, và nó có tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt quy mô, kĩ thuật công nghệ, và chất lượng sản phẩm

23 tháng 10 2016

vì :

- Công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất.

- Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.

- Công nghiệp năng lượng thu hút hàng loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… nên có khả năng tạo vùng rất lớn.

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.

 

- Có thế mạnh lâu dài

+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:

Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu,phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).

Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.

- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...