K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2018

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km.

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở VIỆT NAM, TỪ 1945 CHO ÐẾN NAY MẤT khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.

Có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.

26 tháng 9 2018

Ở  Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.

Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

 Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.

19 tháng 3 2022

Theo em , sự xuất hiện của cụ già có ý nghĩa : muốn giúp anh nông dân nghèo , giúp anh lấy lại công bằng cho anh , vì anh nghèo nên không được phú ông chấp nhận cưới con gái Phú ông . Tình yêu của anh nông dân dành cho con gái Phú ông đã được cụ già nhìn thấy và cũng thấu hiểu , cuối cùng cụ già đã giúp anh 

Câu trên là câu trần thuật đơn có từ ''là''.

4 tháng 5 2021

vì sao

“Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ “stealer”).       Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được...
Đọc tiếp

“Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ “stealer”).

      Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.

     Còn người em tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Bằng sự nỗ lực, anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể.

    Ngày kia, có một người khách đến làng vì tò mò đã hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự trên trán người em. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện”(viết tắt từ chữ “saint”)    (Dẫn theo nguồn Internet)

 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

 Câu 2: Hai anh em đã xử lý như thế nào trước lỗi lầm của mình?

Câu 3: Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau  :

     Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”.

Câu 4: Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn cách xử lý như thế nào? Vì sao?

 nhớ trả lời tất cả nha

1
14 tháng 3 2022

C1 : tự sự 

c2 : người anh thì trốn sang vùng khác sinh sống và không bao giờ quên được nỗi nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” 

còn người em thì xử lý việc bằng cách : ở lại tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”. anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình , cố gắng sự nghiệp đàng hoàng , hoàn thiện bản thân,

C3 : dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật người em  trong bài

C4 : em sẽ học tập theo nhân vật người em : khi mắc sai lầm em sẽ không trốn tránh nó mà em sẽ cố gắng khắc phục , sửa lỗi của mình Vì em muốn  sống đàng hoàng tử tế , em muốn tạo được giá trị cao cho bản thân mình,  làm một người có ích cho xã hội.

14 tháng 3 2022

ttheo ý của cj thì ý nghĩa của câu kết rất hay luôn mà sao không có trong đề vậy có thiếu hong chứ tháy ý nghĩa đó hay quá :3

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những...
Đọc tiếp

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

– Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? – Phóng viên hỏi.

– Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt.

a) mọi người đã nghĩ thế nào về sự thanh công của người nông dân?

b)Vì sao phòng viên vô cùng ngạc nhiên khi biết người nông dân này luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh?

c)Câu chuyện muốn nói vơi chúng ta điều gì?

d) có ý kiến cho rằng:" Những người muốn được hạn phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công". Bạn có tán hành với ý kiến này ko? Vì sao ?

giúp mình mình xin, mình lạy các bạn đấy

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò

5 tháng 2 2018

Con người sống không thể thiếu ôxi được. Rừng nói chung và thực vật nói riêng đều là nhân tố quan trọng giúp hoạt động hô hấp diễn ra bình thường. Vì rừng hấp thu bớt cacbonic và thải ôxi cho ta nên có thể nói rừng là một lá phổi thứ 2 của con người. Bên cạnh đó rừng còn giúp giữ đất tránh xạc lỡ đất, xây dựng vô số mạch nước ngầm, cung cấp dược liệu, thực phẩm…Tóm lại, người ta nói rừng là một lá phổi xanh của con người là hoàn toàn có cơ sở.

5 tháng 2 2018

Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. 
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. 
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. 
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

27 tháng 7 2016

                              Đây là văn sử địa mà,thôi mk trả lời cho:

Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI. 

27 tháng 7 2016

 Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. 
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. 
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. 
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.