K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2021

Vị trí địa lý Tây Nam Bộ có một số đặc điểm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của vùng. Vùng đất bằng phẳng, thấp, chỉ cao hơn mực nước biển nên khi nước biển dâng, vùng Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tây Nam Bộ  được coi là một trong ba vùng đồng bằng của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nên Tây Nam Bộ vừa có thế mạnh là phát triển nông nghiệp (lúa, thủy sản, trái cây) do vị trí địa lý đem lại nhưng vừa chịu rủi ro do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tây Nam Bộ cạnh Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất Việt Nam vì thế Tây Nam Bộ vừa được hưởng lợi vừa bị chịu thiệt ở vị trí này.

Sự phát triển và thịnh vượng của một quốc  gia,  vùng,  địa  phương  được  quyết định bởi 3 nhân tố sản xuất chính là vốn, lao động và công nghệ/năng suất. Nhưng vốn, lao động và “công nghệ” chỉ được coi là nguyên nhân “thứ cấp” của tăng trưởng và phát triển kinh tế; đằng sau các nhân tố này là các nguyên nhân “nền tảng” khác như thể chế kinh tế hay vị trí địa lý

31 tháng 1 2021

Ok 

undefined

21 tháng 12 2022

 

Vai trò :Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,có vai trò quan trọng như thế nào và có thế mạnh nào để phát triển kinh tế

17 tháng 2 2022

-Vị trí địa lí:

      +) Gồm 6 tỉnh, thành phố: Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh.

      +) Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng = sông Cửu Long, Biển Đông, Campuchia.

- Thuận lợi:

       +)ĐNB nằm ở vị trí bản lề của: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng = sông Cửu Long.

        +) Các vùng khác trỏ thành nơi cung cấp nhiên liệu cho ĐNB và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ĐNB.

        +) Giáp biển: phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch, khoáng sản, giao thông vận tải.

- Tp HCM nằm gần trung tâm kinh tế của Đông Nam Á, nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua.

 

17 tháng 2 2022

cảm ơn ạ

29 tháng 12 2021

Tham khảo

Vị trí địa lý

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía Bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước. ... Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh là tổng hòa của nhiều loại hình giao thông hiện hữu phục vụ nhu cầu đi lại trong phạm vi thành phố và giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các vùng lân cận và toàn cầu. Là đô thị lớn nhất và là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng và hiện đại với nhiều đường trục liên vùng lớn, hai đường cao tốc chính nối các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm (như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22). Tuyến đường Xuyên Á AH1 đi qua địa phận của thành phố này và tuyến Đường sắt Bắc Nam khởi đầu và kết thúc tại Ga Sài Gòn. Sân bay duy nhất của thành phố, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cũng là cảng hàng không lớn nhất cả nước. Hiện nay, Thành phố còn sở hữu và vận hành mạng lưới xe buýt công cộng rộng khắp các quận, huyện và đang phát triển mạng lưới đường sắt đô thị (metro) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân.

TP.HCM là trung tâm dịch vụ vì:
– Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

– Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

– Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

* Đặc điểm:

– Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002).

– Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông…

TP.HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của vùng Đông Nam Bộ và cả nước là: 

TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước

2 tháng 3 2016

Đông Nam bộ có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì:

-Vị trí địa lí thuận lợi: Cầu nối các vùng Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Trung tâm khu vực Đông Nam Á.

-Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác.

-Là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.

-Số lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

-Năng động với nền sản xuất hàng hóa.

-Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu

25 tháng 1 2023

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

12 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

12 tháng 2 2022

refer:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

-  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

-> là nguồn cung cấp nguyên liệu và đồng thời  là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Phía Bắc giáp Campuchia thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán với Campuchia thông qua các cửa khẩu.

27 tháng 12 2020

* Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.

- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).

21 tháng 3 2021

Vì:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: ... Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại. Là vùng công nghiệp sớm phát triển, có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

21 tháng 3 2021

Công nghiệp của vùng đông nam bộ lại phát triển mạnh tại vì  :

-Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại.

-Là vùng công nghiệp sớm phát triển, có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.