K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1954-1975 là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là đế quốc Mĩ xâm lược và một bên là nhân dân Việt Nam chống xâm lược. Đế quốc Mĩ tập trung mức cao nhất cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:

Mĩ là đế quốc có tiềm lực kinh tế và quân sự manh trên thế giới và thực hiện chiến lược toàn cầu hóa nhằm thống trị thế giới.

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai, trọng tâm chiến lược của Mĩ là châu Âu, chủ yếu là Tây Âu, đồng thời Mĩ cũng càng ngày càng chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á: Giúp đỡ quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến hành nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), giúp  Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954).

Thời kì 1954-1975, Mĩ chuyển trọng tâm chiến lược về Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, quyết tâm xâm lược của đế quốc Mĩ là rất cao. Với tham vọng đó, đế quốc Mĩ đã đưa vào nước ta một đội quân viễn chinh hơn 60 vạn tên gồm quân Mĩ và quân đội 5 nước đồng minh của Mĩ làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân đội Sài gòn.Riêng về quân Mĩ, chúng đã huy động lúc cao nhất gần 70% lực lượng bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, hơn 30% lục lượng không quân chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược và chúng đã tiêu tốn hơn 350 tỷ USD.Có thể nói đây là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô  lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất và dã man nhất từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.Mĩ đã ngoan cố theo đuổi chiến tranh Việt nam suốt 21 năm, trải qua 5 đời tổng thống và áp dụng hầu hết các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới.

Nhân dân Việt Nam quyết tâm chống xâm lược vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mặc dù trong những năm 1954-1964, cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam tiến hành đấu tranh cách mạng, nhất là đấu tranh vũ trang để thống nhất đất nước. Những dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam đã tiến lên Đồng Khởi (1959-1960), chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, rồi tiến hành chiến tranh cách mạng, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Khi Mĩ ồ ạt đổ lực lượng quân sự vào miền Nam và mở rộng hoạt động chiến tranh ra miên bắc, dân tộc Việt nam vẫn nêu cao quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ với khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập tự  do". Trong khi Mĩ quyết tâm xâm lược Việt Nam thì nhân dân Việt Nam quyết tâm chống xâm lược.Vì thế Việt Nam trở thành tiêu điểm của cuộc đụng đầu lịch sử có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính  thời đại sâu sắc.

Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mĩ có tác động to lớn đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. Với tầm vóc to lớn nói trên nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại  sâu sắc, do đó cuộc chiến tranh này được nhân dân thế giới đặc biệt quan tâm.

26 tháng 6 2018

Đáp án B

Trong bối cảnh cục diện hai cực, hai phe đang chi phối thế giới. Nhiều quốc gia bị chia cắt như Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có Việt Nam có ý chí thống nhất đất nước cao nhất, bất chấp sự phản đối của các nước xã hội chủ nghĩa và sự đàn áp của Mĩ. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”

9 tháng 4 2020

Vì sao trong thời kì 1954-1975, việt nam trở thành nơi diễn ra "cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế"?

A. Vì Việt Nam được Liên xô và Trung Quốc giúp đỡ

B. Vì Mĩ muốn biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ

C. Vì Mĩ quyết tâm xâm lược nhưng nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm chống xâm lược để thống nhất đất nước

D. Vì trong giai đoạn này trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mĩ là Việt Nam

9 tháng 4 2020

Vì sao trong thời kì 1954-1975, việt nam trở thành nơi diễn ra "cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế"?

C. Vì Mĩ quyết tâm xâm lược nhưng nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm chống xâm lược để thống nhất đất nước

20 tháng 8 2018

Đáp án A
Mĩ xâm lược Việt Nam với âm mưu: chia cắt hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân (Mĩ), cổ vũ và tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nội bộ nước Mĩ trong quá trình diễn ra chiến tranh Việt Nam đã có sự chia rẽ sâu sắc do các phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.  => Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc

18 tháng 1 2018

Đáp án D

23 tháng 11 2021

Dap an : D nha bn

k cho mk 

3 tháng 8 2017

Đáp án A

16 tháng 1 2017

Đáp án D

Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.

=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

8 tháng 12 2019

Đáp án A

Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.

– Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ngày 10 – 10 – 1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

– Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

=> Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954-1975 là do đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

25 tháng 2 2019

Đáp án C

25 tháng 4 2017

Đáp án D
Xét đáp án D: đây là hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng vì một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: - Với cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chỉ miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. - Với cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở cả hai miền, tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chung duy nhất là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cho đến năm 1975, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ đó đã hoàn thành, cả nước bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.