K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.

Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau

Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.

5 tháng 9 2019

Dai đông qua ,ngan thoioho

18 tháng 2 2021

1. Dự trữ thức ăn xanh bằng cách ủ chua

Thức ăn ủ chua là nén chặt các loại thức ăn có khả năng lên men trong điều kiện kín khí để bảo quản lâu dài. Nguyên liệu có thể là cây ngô, các loại phụ phẩm chế biến dứa (bã, chồi,…). Với công thức ủ xanh như: 100 kg thân cây ngô tươi + 3 kg urê + 0,5 kg NaCl (có thể bổ sung 2 - 4% rỉ mật đường),…

Thức ăn đem ủ cần chặt ngắn (5 - 10 cm); lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65 - 75%. Chỉ ủ những thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng; cho từng lớp thức ăn dày 20 - 30 cm đầm kỹ, nén chặt rồi mới cho lớp khác; chú ý nén thật chặt ở các góc hố.

Sau khoảng 3 tuần là có thể cho gia súc ăn. Thức ăn ủ chua được bảo quản lâu dài và tổn thất ít chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt có thể cho gia súc ăn tới 5 - 7 kg/100 kg thể trọng/ngày.

 

 

Thức ăn ủ chua được trộn thêm cám, muối…nên bảo đảm chất dinh dưỡng

 

* Lưu ý : Khi lấy cỏ ủ cho trâu, bò ăn cần lấy lần l­ượt từ đầu này sang đầu kia của hố ủ hoặc từ trên xuống d­ưới. Chú ý không mở rộng miệng hố, không khí vào nhiều làm thâm màu cỏ. Lấy xong lại đậy nắp kín lại.

2. Ủ héo thức ăn xanh

Ủ héo là phương pháp trung gian giữa làm cỏ khô và ủ tươi, cỏ dùng làm ủ héo có hàm lượng chất khô cao hơn dùng để ủ tươi. Cỏ ủ héo thường lên men ít, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ủ thường ít hơn.

Cách ủ cỏ héo: tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ. Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50% - 60%, dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp, nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ.

Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho bao cỏ vào bao nylon thứ 2, buộc thật kín, sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các côn trùng khác phá hoại. Đây là khâu quyết định nếu bao bị hở thì cỏ trong bao sẽ bị hư hỏng.

3. Dự trữ thức ăn khô

Rơm khô là một nguồn cung cấp tốt protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại vào mùa lạnh. Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, rơm ít bị hỏng; Áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ; Có thể tận dụng thời gian; Đầu tư thấp; Trâu bò ăn được nhiều mà không gây rối loạn tiêu hóa.

Để thu được rơm khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng, sau thu hoạch, phải phơi (sấy) khô nhanh chóng; rơm khô thường được bảo quản bằng cách đánh thành từng đống như đống rơm, nén chặt và có mái che mưa là hình thức phổ biến.

 

4. Dự trữ các phụ phẩm nhiều chất xơ

Nguồn phụ phẩm nhiều chất xơ rất phong phú và đa dạng như rơm, ngọn lá mía, ngọn sắn… Nguyên tắc làm tăng khả năng sử dụng phụ phẩm nhiều xơ gồm thu gom sau thu hoạch để dự trữ lâu dài; Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hay xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp để làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thu nhận thức ăn. Trong đó, phương pháp xử lý vật lý và sinh học ít được áp dụng do quy trình phức tạp, chi phí thiết bị cao. Trong xử lý hóa học, có xử lý bằng ủ chua, ủ urê là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay.

5. Trồng các loại cỏ bổ sung

Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại là cỏ xanh nhưng năng suất lại thay đổi theo mùa vụ và trong mùa lạnh (khô) thường bị thiếu. Hiện, một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt như cỏ voi, cỏ Ghi nê, VA06,… để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.

Cần căn cứ vào nhu cầu từng loại gia súc và năng suất của cỏ trồng để tính toán diện tích trồng cho phù hợp. Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc, nhất là vào mùa lạnh.

 

Giống cỏ năng suất cao VA06

6. Dự trữ thức ăn tinh

Các loại thức ăn tinh như hạt ngô, sẵn, cám gạo, bột đậu tương… chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng gồm đạm, tinh bột, đường, khoáng và vitamin.

Thức ăn tinh sau khi được xử lý thường được dự trữ trong bao, quây cót… Kho chứa thức ăn là phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, có mái che... Khi lấy thức ăn phải theo thứ tự chế biến trước dùng trước, chế biến sau dùng sau và kiểm tra hàng ngày; định kỳ đảo kho, sát trùng mọt, sâu… Kiểm tra thường xuyên thức ăn nếu có hiện tượng ẩm, vón mốc... phải có biện pháp phơi, sấy hoặc loại bỏ.

Về mặt dinh dưỡng, thức ăn thô không thể thay thế quá nhiều (khi thiếu) bằng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của gia súc. Hơn nữa, vì giá thành, người nuôi nên tận dụng tối đa các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Tham khảo :

18 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nhiều lắm

Câu 42: Rừng có ý nghĩa gì?A. Là tài nguyên quý của đất nước.B. Là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.C. Cần có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.D. Tất cả các đáp án trên.Câu 43: Mục đích bảo vệ rừng là:A. Giữ gìn tài nguyên động, thực vật và đất rừng hiện có.B. Tạo điều kiện để rừng phát triển.C. Cả 2 đáp án A và B.D. Trồng cây vào nơi có khoảng cách đất trống.Câu...
Đọc tiếp

Câu 42: Rừng có ý nghĩa gì?

A. Là tài nguyên quý của đất nước.

B. Là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.

C. Cần có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 43: Mục đích bảo vệ rừng là:

A. Giữ gìn tài nguyên động, thực vật và đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện để rừng phát triển.

C. Cả 2 đáp án A và B.

D. Trồng cây vào nơi có khoảng cách đất trống.

Câu 44: Việc làm nào sau đây không nằm trong biện pháp bảo vệ rừng.

A. Khai thác gỗ bừa bãi.

B. Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại tài nguyên rừng.

C. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.

D. Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp có biện pháp định danh, định cư.

Câu 45: Theo em đối tượng khoanh nuôi rừng là gì?

A. Đất đã mất rừng.

B. Nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ có tầng đất mặt dày trên 30cm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 46: Việc làm nào sau đay không thuộc biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.

A. Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá cây con.

B. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.

C. Phát dọn cây leo, bụi rậm.

D. Tra hạt, trồng cây vào nơi có khoảng đất trống.

Câu 47: Trồng rừng vùng cát ven biển có tác dụng gì?

A. Chắn sóng biển.                           B. Chống cát bay, cải tạo bãi cát.

C. Chắn gió, bão biển.                        D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 48: Điểm giống nhau giữa khai thác dần và khai thác chọn là gì?

A. Chặt toàn bộ cây rừng.                                      B. Chọn chặt 1 số cây theo yêu cầu.

C. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.            D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 49: Chọn đáp án đúng thể hiện vai trò của chăn nuôi?

A. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

B. Đa dạng về vật nuôi và quy mô chăn nuôi.

C. Cung cấp thịt, sữa, trứng cho người, sức kéo cho trồng trọt.

D. Tạo sản phẩm chăn nuôi sạch.

Câu 50: Nhiệm vụ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý gồm:

A. Tạo nhiều sản phẩm chăn nuôi sạch.       

B. Phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác.

D. Đầu tư về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ

0
Câu 42: Rừng có ý nghĩa gì?A. Là tài nguyên quý của đất nước.B. Là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.C. Cần có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.D. Tất cả các đáp án trên.Câu 43: Mục đích bảo vệ rừng là:A. Giữ gìn tài nguyên động, thực vật và đất rừng hiện có.B. Tạo điều kiện để rừng phát triển.C. Cả 2 đáp án A và B.D. Trồng cây vào nơi có khoảng cách đất trống.Câu...
Đọc tiếp

Câu 42: Rừng có ý nghĩa gì?

A. Là tài nguyên quý của đất nước.

B. Là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.

C. Cần có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 43: Mục đích bảo vệ rừng là:

A. Giữ gìn tài nguyên động, thực vật và đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện để rừng phát triển.

C. Cả 2 đáp án A và B.

D. Trồng cây vào nơi có khoảng cách đất trống.

Câu 44: Việc làm nào sau đây không nằm trong biện pháp bảo vệ rừng.

A. Khai thác gỗ bừa bãi.

B. Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại tài nguyên rừng.

C. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.

D. Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp có biện pháp định danh, định cư.

Câu 45: Theo em đối tượng khoanh nuôi rừng là gì?

A. Đất đã mất rừng.

B. Nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ có tầng đất mặt dày trên 30cm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 46: Việc làm nào sau đay không thuộc biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.

A. Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá cây con.

B. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.

C. Phát dọn cây leo, bụi rậm.

D. Tra hạt, trồng cây vào nơi có khoảng đất trống.

Câu 47: Trồng rừng vùng cát ven biển có tác dụng gì?

A. Chắn sóng biển.                           B. Chống cát bay, cải tạo bãi cát.

C. Chắn gió, bão biển.                        D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 48: Điểm giống nhau giữa khai thác dần và khai thác chọn là gì?

A. Chặt toàn bộ cây rừng.                                      B. Chọn chặt 1 số cây theo yêu cầu.

C. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.            D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 49: Chọn đáp án đúng thể hiện vai trò của chăn nuôi?

A. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

B. Đa dạng về vật nuôi và quy mô chăn nuôi.

C. Cung cấp thịt, sữa, trứng cho người, sức kéo cho trồng trọt.

D. Tạo sản phẩm chăn nuôi sạch.

Câu 50: Nhiệm vụ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý gồm:

A. Tạo nhiều sản phẩm chăn nuôi sạch.       

B. Phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác.

D. Đầu tư về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ.

 

0
8 tháng 3 2022

D

C

A

8 tháng 3 2022

A

C

A

16 tháng 9 2016

Trồng trọt có vị trí, ý nghĩa dặc biệt quan trọng vì:

+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người và vật nuôi.

+ Làm nguyên liệu cho chế biến nông sản.

+ Làm thức ăn cho vật nuôi.

+ Cung cấp các mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu.

Chúc bạn học tốt!!!!!

16 tháng 9 2016

Cám ơn bạn nhiều nha, giúp mình câu nữa đi (/hoi-dap/question/90596.html)

6 tháng 1 2022

Không xã rác ngoài đường , xuống sông mà hãy bỏ vào thùng rác