Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo trong của tuỷ sống
Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.
Chức năng tuỷ sống
Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.
Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12
- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.
Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
Chức năng của tế bào là cấu tạo nên cơ thể cụ thể từng bộ phận nè
1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
b. Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).
Vai trò
- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.
_Trả lời:
* Phân biệt:
* Vai trò hoocmon:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
* Tuyến giáp:
+ Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết
+ Chức năng: tiết hoocmon tiroxin trong thành phần có iot
- Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.
- Khi thiếu hoặc thừa hoocmon (iot) tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí
* Tuyến trên thận:
+ Cấu tạo:
' Vỏ tuyến chia làm 3 lớp: Lớp cầu, sợi, lưới
' Tủy tuyến
+ Chức năng: vỏ tuyến tiết hoocmon điều hòa muối, điều hòa đường huyết, điều hòa sinh dục nam. tủy tuyến tiết hoocmon điều hòa hoạt động tim mạch, hô hấp, cung glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu hạ đường huyết
STT |
he co quan |
chuc nang |
1 | HE TIM. |
hut mau ve va day mau di khap co the |
2 | he ho hap | TRAO DOI KHI GIUA CO THE VA MOI TRUONG BEN NGOAI |
3 | HE VAN DONG. |
dieu khien moi hoat dg cua co the |
4 | he tieu hoa | BIEN DOI THUC AN, HAP THU CHAT DINH DUONG VA THAI PHAN |
Bảng 22.3 chức năng của các hệ cơ quan
STT | Hệ cơ quan | Chức năng |
1 | Hệ tuần hoàn | Hút máu về và đẩy máu đi khắp cơ thể |
2 | Hệ hô hấp | Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường |
3 | Hệ thần kinh | Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể |
4 | Hệ tiêu hoá | Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ,hấp thụ chất dinh dưỡng |
Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.
Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa giúp xương thích nghi với cơ thể, đảm bảo độ rắn chắc để chống đỡ và sự mềm dẻo để quay, xoay,...
Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.
Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.
Các cơ quan trong ống tiêu hóa :
- Miệng : làm thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt
- Họng : Tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn
- Thực quản : tham gia đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa
- Dạ dày : làm thức ăn nhuyễn, được đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn protein được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin
- Tá tràng : tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn
- Ruột non : phân giải protein, gluxit, lipit thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được
- Ruột già : hấp thụ nước và thải phân
- Ruột thẳng : tham gia đưa chất bã trong thức ăn xuống hậu môn
- Hậu môn : thải phân ra ngoài
Vì nhiều tế bào cấu tạo nên mô, các mô cấu tạo nên cơ quan, các cơ quan cấu tạo nên cơ thể. Nên nói tế bào đơn vị cơ thể