Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Màng sinh chất có tính “khảm động” do, màng sinh chất được cấu tạo từ một khung liên tục do lớp kép phospholipid tạo thành và có nhiều phân tử protein phân bố trên màng, tạo nên tính "khảm" của màng. Sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng tạo nên tính "động" của màng (tính linh hoạt).
Lời giải:
Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác
Cấu trúc động: Phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động nhB. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
C. Phải bao bọc xung quanh tế bào
D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Lời giải:
Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác
Cấu trúc động: Phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit.
Đáp án cần chọn là: Aững chậm hơn nhiều so với phôtpholipit.
Đáp án cần chọn là: A
Lời giải:
Màng sinh chất có vai trò: Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài, bảo vệ khối sinh chất của tế bào và thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.
Đáp án cần chọn là: D
+ Cấu trúc: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động.
- Lớp kép phôtpholipit có đuôi kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra ngoài.
- Các prôtêin nằm ở rìa màng hoặc xuyên qua màng.
- Côlestêrôn nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng.
- Các cấu trúc thêm: glicôprôtêin, glicôlipit, cacbôhiđrat,…
+ Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: lớp phôtpholipit chỉ có những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực đi qua). Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào tế bào.
- Các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
- Bảo vệ: nhờ các glycôprôtêin giúp nhận biết các tế bào lạ (không phải thuộc cùng 1 cơ thể).
* Cấu trúc của màng sinh chất:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9 nm, gồm phôtpholipid và protein.
- Phôtpholipid luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, hai đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôtpholipid của hai lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.
- Protein gồm protein xuyên màng và protein bán thấm.
- Các phân tử cholesterol xen kẽ trong lớp photpholipid.
- Các lipoprotein và glicoprotein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh và dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
* Chức năng của màng sinh chất:
- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm
- Thu nhận thông tin lý hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
- Nhờ glicoprotein để nhận biết tế bào lạ.
\(\ast\) Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động là vì:
- Mô hình khảm:
+ Thành phần chính là lớp phospholipid kép và xen kẽ các phân tử protein xuyên màng.
+ Lớp phospholipid quay đầu ưa nước ra ngoài, đầu kị nước vào trong.
+ Các phân tử cholesterol xếp xen kẽ trong lớp phospholipid ⇒ Cản trở sự đổi chỗ của các phân tử phospholipid ⇒ Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.
- Tính động:
+ Các phân tử phospholipid trượt lên nhau hoặc quay quanh vị trí cố định.
+ Các phân tử cholesterol làm tăng độ ẩm của màng.
+ Các phân tử protein xuyên màng, bám màng.
\(\ast\) Vai trò của màng sinh chất:
- Bảo vệ tế bào, ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài.
- Trao đổi chất với môi trường 1 cách có chọn lọc.
- Thu nhận các thông tin cho tế bào.
- Glycoprotein "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào, giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào lạ.