Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh kinh tế
− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.
− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).
− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).
− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:
− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.
- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát hủy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế của vùng ngày càng hoàn thiện hơn.
- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèọ.
Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miên núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
- Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu. - Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới.a) Thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
- Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
- Thế mạnh về kinh tế biển
b) Nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất để tạo nên từng thế mạnh
- Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện : có tài nguyên khoáng sản phong phú, có tiềm năng thủy điện lớn
- Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, có mùa đông lạnh và khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới núi cao
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc : có nhiều đồi núi, cao nguyên, đồng cỏ phát triển chăn nuôi đai gia súc (trâu, bò, ngựa.)
- Thế mạnh về kinh tế biển : có vùng biển giàu tiềm năng về đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông, du lịch biển đảo
Bắc Trung Bộ đã khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng vì
- Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở trung du, đồng bằng và vùng đã khai thác các thế mạnh đó
- Khai thác thế mạnh chăn nuôi đại gia súc ở vùng đồi trước núi
- Khai thác thế mạnh trồng cây công nghiệp ở vùng trung du
- Khai thác thế mạnh trồng cây hàng năm ở vùng đồng bằng
- Hình thành các vùng lúa thâm canh ở đồng bằng
a) Đông Bắc
- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...
+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.
b) Tây Bắc
- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản,giao thông vận tải biển (có cảng nước sâu Cái Lân).
=> Chọn đáp án D
- Vì trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đôi dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đỗ tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Nguồn đất ở tương đối lớn, giao thông dễ dàng hơn, khí hậu không khắc nghiệt,... là điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ Địa hình núi cao hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:
* Vị trí: Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dụng, phong phú
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Bắc Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
+ Khí hậu: nhiệt đới ấm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng: Suối Bang (Quảng Bình).
+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử như: quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố Đô Huế,...
+ Có các lễ hội, làng nghề truyền thống.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Bắc Trung Bộ có số dân khá đông, người dân mến khách, phần lớn lao động họat động ở lĩnh vực du lịch đã được qua đào tạo.
- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).
- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.
- Số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.
- An ninh trật tự xã hội dược bảo đảm,...