Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè
- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống
- Sức sống
+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng
+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian.
+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật
⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...
=> Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên vừa oai hùng, mãnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 3.
- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch
b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:
+ Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích
+ Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt
- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:
+ Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước
+ Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước
- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.
Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm
- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh
- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh
- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành
a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.
Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
* Hoàn cảnh
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
→ Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.
* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+ Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc
Chọn đáp án: D