Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn:
1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu $Na^+,HCO_3^-,...$ trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa $H^+,K^+,...$ được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.
Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.
Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.
Vì: FSH kích thích phát triển nang trứng và tiết ơstrôgen, LH làm cho trứng chín và rụng, tạo thể vàng; thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. Prôgestêrôn và ơstrôgen làm niêm mạc tử cung dày lên đồng thời kích thích lên tuyến yên và vùng dưới đồi ngừng sản sinh FSH và LH. Do đó, nếu quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.
FSH. LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất Hoocmôn FSH, LH của tuyến yên làm rốì loạn quá trình chín và rụng. Nồng độ prôgestêron và estrôgen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuât hoocmôn FSH. LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
FSH kích Thích ống sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra tesiostêrôn. Testostêrôn kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng độ testostêrôn, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
Vì khi hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
Vì Khí độc CO rất nguy hiểm
Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Khí CO nặng hơn không khí nên chúng thường lắng đọng ở nơi sát mặt đất, đáy các hố sâu. Trong tự nhiên khí CO thường lắng đọng ở các hố cạn, kín gió như: trong các giếng cạn, các loại bể chứa, téc đựng nước thành cao nắp kín để khô lâu ngày. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu... nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu ôxy.Khi một người hít phải khí CO vào phổi, khí CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí là khí ôxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với ôxy trong sắc tố hồng cầu, nên khí ôxy bị loại hết ra ngoài, dẫn tới cơ thể bị thiếu ôxy gây chết ngạt rất nhanh.
Đáp án là C
Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp vì thành mạch dày lên tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao
Những người bị hạ calcium trong máu thường bị rối loạn cảm giác vì calcium có vai trò quan trọng trong quá trình truyền tin giữa các tế bào thần kinh thông qua synapse. Nếu hàm lượng calcium trong máu bị hạ thấp, quá trình truyền tin sẽ bị ảnh hưởng, thông tin không được truyền chính xác hoặc gián đoạn, gây ra rối loạn cảm giác.