Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì:
- Đề cao quyền hành của vua.
- Giải quyết được vấn đề tâm linh của người dân cũng như tầng lớp học sĩ.
- Đưa xã hội vào nề nếp ổn định.
- Giải quyết được các vấn đề của xã hội.
Ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Trở thành một hệ tư tưởng lớn đối với Việt Nam.
- Góp phần hình thành nền chính trị Việt Nam.
- Tác động đến nhiều mặt của đời sống văn hóa.
- Hình thành nên nền giáo dục Nho học, thi cử, khoa bảng tại Việt Nam.
vì sao văn học dân gian có điều kiện hình thành và phát triển nở rộ ở nước ta ?
A . tư tưởng nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn
B . tư tưởng phật giáo có điều kiện phát triển
C . Giai cấp thống trị tạo điều khiện phát triển
D . phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân
Một trong những biểu hiện của sự phát triển ở các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
A. các quốc gia Đông Nam Á phát triển theo hướng tư bản
✔ B.Nhà nước ở thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến phản quyền
C. Dựa hoàn toàn vào văn hóa bên ngoài
D. Các dân tộc xây dựng nền văn hóa riêng độc đáo
Suy nghĩ của bạn về nhận định sau:
“Tai họa của nó là ở chỗ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”.
(Xanh-xi-mông nhận xét về cách mạng tư sản Pháp)
- Nhận định của Xanh-xi-mông về cách mạng tư sản Pháp là đúng khi nói về bản chất của cách mạng tư sản, cũng là điểm hạn chế của cách mạng tư sản: Đó là thay đổi hình thức bóc lột, chuyển từ bóc lột kiểu phong kiến sang hình thức bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, giai cấp nông dân, công nhân, nhân dân lao động là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội vẫn không nhận được quyền lợi gì của chế độ mới và vẫn phải chịu áp bức, bóc lột.
- Có thể liên hệ với cách mạng xã hội chủ nghĩa: Xóa bỏ mọi tầng lớp áp bức, bóc lột, đưa quyền lợi về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Đáp án: A