Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a: \(X:1s^22s^22p^63s^23p^5\)
Điện tích hạt nhân là 17+
b: X là phi kim
Để đạt cấu hình bền giống khí hiếm thì X cần nhận thêm 1e
\(X^{1-}:1s^22s^22p^63s^23p^6\)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Ta có: O và F đều là phi kim => Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong phản ứng hóa học là nhận electron
- Cấu hình electron O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron
- Cấu hình electron F (Z = 9): 1s22s22p5=> Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 1 electron
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a)
- Kim loại có xu hướng nhường electron, phi kim có xu hướng nhận electron
=> Phi kim sẽ lấy electron của kim loại để cả phi kim và kim loại đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Ví dụ: NaCl
+ Na: có 1 electron ở lớp ngoài cùng
+ Cl: có 7 electron ở lớp ngoài cùng
=> Na sẽ nhường 1 electron và Cl sẽ nhận 1 electron của Na để đạt cấu hình có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
b)
- Hai phi kim đều có xu hướng nhận thêm electron
=> Cả 2 phi kim sẽ bỏ ra electron để góp chung
Ví dụ: N2 tác dụng với H2 tạo thành NH3
+ N: có 5 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 3 electron
+ H: có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
=> N sẽ bỏ ra 3 electron và 3H mỗi H bỏ ra 1 electron để góp chung
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
+ Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.
+ Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.
- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.
+ Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.
+ Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.
Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Cấu hình nguyên tử nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3
=> Có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt cấu hình electron khí hiếm
- Cấu hình nguyên tử nhôm (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
=> Có 3 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Có xu hướng nhường đi 3 electron để đạt cấu hình electron khí hiếm
Đáp án A
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Cấu hình electron của Al, Mg, Na, Ne :
Al 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 3 p 1 |
Mg 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 |
Na 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 1 |
Ne 1 s 2 2 s 2 2 p 6 |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu :
nguyên tử Na nhường le để trở thành ion Na + ;
nguyên tử Mg nhường 2e để trở thành ion Mg 2 + ;
nguyên tử Al nhường 3e để trở thành ion Al 3 + ,
thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Ta đã biết cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền. Vì vậy, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng dễ nhường electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng trước.
Nguyên tử kim loại có xu hướng nhường e vì ở lớp ngoài cùng nó mang 1,2,3,4 electron, vì vậy nó mang điện tích dương và nó có xu hướng nhường electron đi để bản thân nó bão hòa điện tích. Còn phi kim thì ngược lại với kim loại