Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng -> trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.
Đáp án cần chọn là: A
Đặc điểm phát triển, phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta là:
*Ngành trồng trọt:
a)Cây lương thực
- Lúa là cây lương thực chính
- Lúa được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
b)Cây công nghiệp
- Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước
- Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
c)Cây ăn quả
- Nước ta ó nhiều tiềm năng về thiên nhiên để phát triển các loại cây ăn quả
- Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta
*Ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp
a)Chăn nuôi trâu,bò
-Trâu,bò nuôi nhiều ở Trung du và miền núi chủ yếu để lấy thịt,sữa,sức kéo
b)Chăn nuôi lợn
-Lợn nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều lương thực và đông dân,chủ yếu để lấy thịt
c)Chăn nuôi gia cầm
- Gia cầm nuôi nhiều ở vùng đồng bằng,chủ yếu để lấy thịt và trứng
Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy nền nông nghiệp ở nước ta đang được đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị cao về kinh tế (cây công nghiệp, hoa quả,…).
Đáp án: A.
Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang dần phá thế độc canh của cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: B
Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dưới đây là một số thông tin về tiềm năng và thực trạng của ngành này:
1. Tiềm năng:
- Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản.
- Nước ta có nhiều loại hải sản phong phú và đa dạng, bao gồm cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu, mực, bạch tuộc, hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống, hải sản chế biến sẵn, vv.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xuất khẩu hải sản sang các thị trường quốc tế, như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, vv.
2. Thực trạng:
- Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm: ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ kém, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, vv.
- Các doanh nghiệp trong ngành còn thiếu sự đầu tư và phát triển, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất.
- Việc đưa sản phẩm hải sản của Việt Nam vào các thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường khắt khe của các nước nhập khẩu.
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%) – số liệu năm 2002.
Đáp án: A.
Ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.