Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ?
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN như thế nào ?
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
ASEAN gồm bao nhiêu thành viên ?
- Gồm 10 thành viên
vì trước đây, các nước vẫn còn chiến tranh nhưng bây giờ không còn
Để phù hợp với tình trạng và mục đích phát triển theo thời gian
Ví dụ mục đích phát triển quân sự vào thời kì chiến tranh hoặc ngày nay ưu tiên về giao thông vận tại, giao thương giữa các nước, hợp nhất phát triển,...
Đáp án: D. Cả 3 ý trên
Giải thích: Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội. (trang 59 SGK Địa lí 8).
Mục tiêu hoạt động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
a) Các mục tiêu chính của ASEAN
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
b) Cơ chế hợp tác của ASEAN
Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua các hiệp ước; tổ chức các hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á : Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich. ~> Vị trí chiến lược quan trọng.
- Giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu có
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô họ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi các tôn giáo của các dân tộc khác nhau cùng sống trên lãnh thổ TNA ~> mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại gữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
=> tình hình chính trị , xã hội của Tây Nam Á không ổn định
tham khảo
ASEAN luôn hướng tới những mục tiêu lớn, như xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ...
Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định, bởi vì:
- Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để phát triển.
- Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn tranh chấp phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình.
- Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo ra cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.