Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vì:
Thứ nhất: Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( hay còn gọi là chính sách ngoại giao "ngọn tre").
Đây là chính sách cực kì khôn ngoan trong đường lối đối ngoại của Xiêm.
- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....
- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...
Thứ hai: Vị trí vùng đệm của Xiêm
Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, ANh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.
Thứ ba: Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX
Từ cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cảu cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa", "Âu hóa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới lúc bấy giờ.
Sưu tầm
Vì Xiêm (Thái Lan ngày nay) có chính sách đối ngoại mềm dẻo để khỏi bị xâm lược. Nhưng đối với tư bản phương Tây Xiêm là địa điểm làm bài đạp tấn công các quốc gia kia, nhờ Xiêm mà tư bản Phương Tây dương như không tốn vũ khí, lương thực,....
Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình dù đông vẫn không đánh thắng được Pháp do:
- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.
- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
Đáp án cần chọn là: C
- Nâng cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do và chủ quyền.
- Luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc
- Sự quyết tâm và sự sáng tạo trong cuộc chiến.
tài liệu tham khảo nè:
trong đó có hai chiến công vang dội: Đốt cháy và làm chìm tàu L'Espérance (Hy vọng) trên vàm Nhựt Tảo năm 1861 và tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp ngay tại tỉnh lỵ Rạch Giá năm 1868.
Âm mưu của Pháp khi chiếm được Đà Nẵng là làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
Sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:
- Vị trí hiểm yếu: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để giấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.
- Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của Nguyễn Huệ. Thủy binh Tây Sơn bố trí ở hai rạch sông này sẽ là hai mũi tiến công lợi hại chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch một khi chúng đã lọt vào trận địa mai phục.
- Khoảng giữa sông có cù lao Thới Sơn, Thới Thạch, cồn Bà Kiểu... Bộ binh của quân Tây Sơn bố trí trên những cù lao đó có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt những tên địch liều lĩnh đổ bộ lên đề tìm đường tháo chạy.