Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 không ảnh hưởng đến Liên Xô vì Liên Xô lúc này có con đường phát triển riêng, Liên Xô như một thế giới riêng và nằm ngoài những vận động của kinh tế tư bản chủ nghĩa trên thế giới nên nền kinh tế thế giới lúc đó vận hành không tác động gì đáng kể đến Liên Xô, thậm chỉ khủng hoảng nổ ra kinh tế Liên Xô còn có lợi hơn.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 thực chất cũng không tác động gì nhiều đến Liên Xô, Liên Xô khủng hoảng thực chất là do những hạn chế, mâu thuẫn tiềm ẩn ngay trong bản thân bộ máy nhà nước Liên Bang Xô Viết và cách thức vận hành kinh tế của Liên Xô.
- Về kinh tế: cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp ngày càng lộ ra nhiều vấn đề.
- Về chính trị: mâu thuẫn nội bộ chính trị ngày càng trở nên phức tạp, chủ nghĩa xét lại ngày càng mở rộng và làm ảnh hưởng đến nền chính trị Liên Xô.
- Tình hình xã hội mỗi lúc một nhiều vấn đề và Liên Xô đã không giải quyết triệt để được.
- Với riêng dầu mỏ, nếu năm 1929-1933, Liên Xô nằm ngoài quỹ đạo kinh tế tư bản chủ nghĩa thì năm 1973 Liên Xô đã tương đối hội nhập vào kinh tế thế giới qua việc xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên,khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 thực chất còn giúp Liên Xô vì giá dầu tăng lên, làm lợi cho ngân sách Liên Xô, nhưng sau này, khi Mỹ bắt tay với Ả rập xê út tăng cường khai thác và giảm giá dầu, từ đó Liên Xô gặp khó khăn trong xuất khẩu dầu mỏ do giá dầu giảm mạnh. Đồng thời các vấn đề trong nước ngày càng lộ ra và Liên Xô lâm vào khủng hoảng.
- Nhìn chung, vấn đề khủng hoảng của Liên Xô do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn về cả kinh tế chính trị xã hội, dầu mỏ chỉ là một trong những nguyên nhân kinh tế thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng đó.
Vì Liên Xô có đường lối kinh tế riêng, khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến Liên Xô. Nhưng cuộc khủng hoảng dầu mỏ là sự khởi đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội, Liên Xô không là ngoại lệ.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra , các nước tư bản Pháp,.. tăng cường bóc lột sức lao động , tài nguyên tại các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam nhằm bù đắp những tổn thất về kinh tế tại chính quốc làm cho đời sống , phát triển của nhân dân Việt Nam vô cùng khốn khổ và đứng trên bờ vực của cái chết.
Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã
A. tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
D. có sửa đổi nhưng chưa triệt để
Năm 1991, Liên Xô bị sụp đổ kéo theo sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là tổn thất rất lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, ảnh hưởng cả đến sự nghiệp cách mạng thế giói. Liên Xô giúp đỡ các nước cùng khối cộng sản hết mình trong cuộc kháng chiến chống các nước đế quốc xâm lược và trong thời kỳ hậu chiến tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội, ....Chính vì vậy, Liên Xô sụp đổ khiến cho phong trào cách mạng thế giới mất đi một người anh cả của chủ nghĩa xã hội, mất đi một điểm tựa vững chắc trên con đường xây dựng đất nước...
Hậu quả: kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)chấm dứt hoạt động, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là mot tổn tất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị- xã hội, trong đó có Liên Xô.
Khủng hoảng dầu mỏ là thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá dầu thế giới tang từ $3/thùng lên đến gần $12/thùng, trong khi đó ở nước Mỹ thì giá dầu cao hơn chút ít. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng hoàng dầu mỏ, hay còn được ví như một “ cú sốc giá dầu”,đã để lại nhiều hậu quả xấu nhất thời và dài dẵng đối với nền chính trị toàn cầu và nên kinh tế thế giới. Sự việc được ví như “ cú sốc giá dầu đầu tiên trong lịch sử”, kéo theo sau đó lại là một “ cú sốc dầu mỏ lần thứ II “ diễn ra vào năm 1979.