Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xương sọ, xương hàm cũng là những chất rắn, nên nó truyền âm tốt đến màng nhĩ làm tai nghe rõ, còn âm truyền qua không khí sang người bên cạnh không tốt bằng. Vì vậy ta nghe được tiếng động chói tai, còn người bên cạnh hầu như không nghe thấy gì
1/Khi đặt hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì có anh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta nhìn thấy nó.
Còn khi đặt hộp gỗ trong phòng tối thì không có ánh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta không nhìn thấy nó.
2/Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước nên người ta lắp gương cầu lồi thay vì gương phẳng để giúp người lái xe nhìn thấy một vùng rộng hơn ở phía sau, để an toàn khi lái xe.
3/Gương cầu lồi sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô, xe máy, gương quan sát đường bộ, thường được đặt ở chỗ góc cua, ngã ba, ngã tư.
Gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm gương trang điểm cho các diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, ...; một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, … ), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin nhờ vào gương cầu lõm.
4/Khi áp tai vào tường, vì tường là chất rắn truyền âm tốt nên ta nghe được âm thanh.
Còn khi không áp tai vào tường thì âm thanh truyền trong chất khí là môi trường truyền âm kém hơn chất rắn nên ta không nghe được.
Câu 2: Vì phạm vi nhìn của gương cầu lồi rộng hơn phạm vi nhìn của gương phẳng nên khi lắp gương cày lồi sẽ giúp chúng ta quan sát rộng hơn
Xương sọ, xương hàm nhai kẹo , nên nó truyền âm tốt đến màng nhĩ làm tai nghe rõ, còn âm truyền qua không khí sang người bên cạnh không tốt bằng. Vì vậy khi ta nhai kẹo ròn cứng thì chúng ta nghe thấy , còn người bên cạnh hầu như không nghe thấy gì
chúc bạn học tốt
Vì âm thanh có thể truyền được quan môi trường rắn là đường ray nên có thể nghe được tiếng xe lửa từ xa
Chúc bạn học tốt!!!
vì muốn nghe được âm xa của xe lửa ta thường áp tai xuống dưới đường ray
Đáp án
Tiếng vang:
Âm gặp các vật chắn ít nhiều bị phản xạ trở lại
Nếu tai phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ thì âm phản xạ đó gọi là tiếng vang
Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn 1/15 s. Khoảng cách giữa người và vật phản xạ âm có giá trị nào đó thì bắt đầu nghe được tiếng vang
1. Em đã từng được nghe tiếng vang ở:
- Tiếng vang ở vùng có núi
- Tiếng vang trong phòng rộng
- Tiếng vang từ giếng nước sâu
Nghe được tiếng vang đó Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi, tường, mặt nước giếng rồi dội lại đến tai ta.
2.Ta nghe âm ở trong phòng kín to hơn là vì ở trong phòng kín ta nghe được đồng thời âm phát ra và âm phản xạ nên to hơn, còn khi ở ngoài trời ta chỉ nghe âm phát ra.
3.Mình không hiểu đề bài ( hình như thiếu câu hỏi )
Câu 1: Trả lời:
Một số ví dụ về tiếng vang:
+ Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
+ Tiếng vang trong phòng rộng. vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội lại đến tai ta.
+ Tiếng vang từ giếng sâu. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước giếng rồi dội lại tai ta.
Khi áp tai vào tường có thể nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh vì tường là vật rắn truyền âm trực tiếp đến tai ta.
Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa.
Thời gian âm thanh truyền trong đường ray là
T 1 = S : v 1 = 880 : 5100 = 0,173 (giây)
Thời gian âm thanh truyền trong không khí là
T 2 = S : v 2 = 880 : 340 = 2,588 (giây)
Vậy khoảng thời gian từ sau khi nghe được âm thanh truyền qua đường ray đến khi nghe được âm thanh truyền qua không khí là
∆ t = T 2 – T 1 = 2,588 – 0,173 = 2,415 (giây)
Đáp án: 2,415 giây.
vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất khí