K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2015

- Hắt xì hơi là một cơ chế phòng thủ bậc cao của cơ thể con người, tuy nhiên đã bao giờ bạn nhìn thấy mình hắt xì hơi như thế nào hay chưa? Chắc chắn là không bao giờ, bởi đơn giản khi hắt hơi thì tất cả chúng ta đều nhắm mắt.
- Vì sao ư? Hắt xì hơi vốn là cơ chế bảo vệ đường hô hấp trước các phần tử lạ xâm nhập qua đường mũi. Khi bị kích thích, trung tâm thần kinh điều khiển tất cả các cơ co lại, từ cơ thực quản cho tới cơ vòng, đương nhiên bao gồm cả cơ mí mắt. 
- Kết quả là khi hắt hơi, mắt luôn nhắm lại, thậm chí một số người còn bị chảy nước mắt.
- Các nhà khoa học đưa ra hai giả thuyết về vấn đề này: có thể đó thể hiện sự liên thông các bộ phận trong cơ thể, hoặc đó sự kết hợp bảo vệ đường mũi lẫn mắt: vì khi hắt xì, sẽ thải ra khoảng 100.000 vi khuẩn và tạo áp lực phóng ra với tốc độ khoảng 160km/h. 
Phải chăng nếu không nhắm mắt, con người sẽ bị lồi mắt đến mức... bay ra ngoài 

bấm đúng cho mình nhá

2 tháng 8 2015

Theo mình thì chuyện nhắm mắt là một phản xạ tự nhiên của con người. Mắt là vùng rất nhạy cảm, nên các cơ ở mắt cũng rất nhạy cảm. Ko chỉ hắt xì, mà còn khi có gió, bụi, nước,... đều có thể gây ra nhắm mắt. 

Khi hắt xì thì đương nhiên phải ngửa cổ lên. Vậy thì mắt sẽ hướng về phía ánh sáng, mắt sẽ nhắm lại do ánh sáng. 
Mình nghĩ còn có phản xạ có điều kiện ở đây nữa: 
Khi hắt xì trong bóng tối cũng nhắm mắt. Có thể là do trước đây hắt xì như vậy, nên bây h quen thế. Hoặc cũng có thể do sợ vật gì lọt vào mắt.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Tại sao không giải ra $\sqrt{P}$ và $\sqrt{P}$?

Em đã có $P$ rồi, nhưng với $\sqrt{P}$, em làm sao rút gọn được khi mà $P$ đã khá gọn rồi. Cũng chẳng có giá trị nào của $x$ để tính cụ thể $P, \sqrt{P}$ rồi đi so sánh. Vì vậy cách này không khả thi.

Vậy thì phải tìm hướng khác. Muốn so sánh 2 số, ta xét hiệu hai số đó.

$P-\sqrt{P}=\sqrt{P}(\sqrt{P}-1)$

Rõ ràng $\sqrt{P}$ đã dương rồi, giờ ta phải xem xét xem $\sqrt{P}-1$ âm hay dương, hay $P$ có lớn hơn 1 không 

Đó là lý do vì sao bài giải như trên.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Còn câu hỏi khi nào giải ra từng cái $P$ và $\sqrt{P}$, thì đó là khi đề cho $x=2$ chả hạn, so sánh $P$ và $\sqrt{P}$.

Nhưg hầu như sẽ chẳng có đề nào ra kiểu vậy, mà đa số lợi dụng tính chất của phân thức đó để so sánh (ví dụ như trong bài tính chất nổi bật là $P>1$) cho nhanh. Đó là cái hay của đề bài.

NV
29 tháng 7 2021

Khi thay số âm vào mũ chẵn (2;4;6...) thì luôn luôn phải đóng mở ngoặc, nếu ko sẽ dẫn tới kết quả sai ngay lập tức:

Ví dụ: \(x^2-1\) với \(x=-2\)

Nếu đóng mở ngoặc: \(\left(-2\right)^2-1=3\) (đúng)

Không đóng mở ngoặc: \(-2^2-1=-5\) (sai)

Trong trường hợp mũ lẻ (mũ 1; 3; 5...) có thể không cần ngoặc nếu thấy đủ tự tin về khả năng toán của bản thân.

29 tháng 7 2021

nếu thay -2 vào thì phải đóng mở ngoặc nghe bạn

\(\left(-2\right)^2-1\ne0\)

còn nói chung cứ số âm là đóng mở ngoặc cho chắc

Cầm cùng nỗi đau bạt ngàn chí tuyến

Nước mắt rơi mà dựa vào ai đây

Ôi thôi ! Chỉ một câu nói

Đôi vai của tôi luôn sẵn sàng.

(ĐÂY LÀ ĐỘC QUYỀN CỦA MÌNH ,TRÊN MẠNG HAY V.V. ĐỀU KO CÓ ĐÂU, MỚI NGHĨ XONG)

Nghe lời tôi dựa vào đây đi

Bản thân tôi cũng đang buồn chán

Mong sao cho cõi đời hết ngán

Để tôi lại tận hưởng niềm vui.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
19 tháng 9 2021

$(\sqrt{A})^2$ và $\sqrt{A^2}$ khác nhau ở chỗ, ở cái thứ nhất thì bắt buộc điều kiện $A$ phải không âm, để căn thức xác định. Còn cái thứ hai thì $A^2$ luôn không âm rồi nên căn thức xác định với mọi $A$

Vậy, 1 cái thì yêu cầu $A$ luôn không âm từ trước. Một cái $A$ nhận giá trị nào cũng được. Từ đây ta cũng suy ra được:

$(\sqrt{A})^2=A$ không cần dùng trị tuyệt đối vì $A$ đã không âm sẵn rồi.

$\sqrt{A^2}=|A|$ vì không biết $A$ âm hay dương nên phải cho trị tuyệt đối vô để biểu thị căn bậc 2 số học không âm.

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
19 tháng 9 2021

Em lưu ý: 

- Viết đề bằng công thức toán (biểu tượng $\sum$ bên trái khung soạn thảo) để được hỗ trợ tốt hơn.

 

- Khi đặt nhiều câu hỏi việc sử dụng dấu "+" đầu dòng nên kết hợp với tách dòng, tách đoạn để câu hỏi trở nên sáng sủa, rõ ràng. Cách đặt câu hỏi em cũng nên lưu ý viết gọn thôi, tập trung vào đúng cái không rõ, không nên dài dòng để câu hỏi được mạch lạc.

 

Em hiểu đơn giản là em muốn có câu trả lời rõ ràng, mạch lạc thì người trả lời cũng muốn ở em điều ngược lại. Nếu em đặt câu hỏi không được rõ, quá dài thì người đọc sẽ bị ngán hoặc hiểu sai câu hỏi. Do đó, 1 là họ sẽ bỏ qua câu hỏi của em, 2 là họ hiểu lầm nên sẽ có thể không trả lời đúng ý em muốn.

21 tháng 9 2015

đôi khi sách cũng sai chứ bạn.

1 tháng 2 2020

Gọi x, y lần lượt là thời gian vòi 1 , vòi 2 chảy 1 mình đầy bể ( x, y >12, giờ )

=> 1 giờ vòi 1 chảy được \(\frac{1}{x}\)(bể )

1 giờ vòi 2 chảy được \(\frac{1}{y}\)(bể )

mà 1 giờ cả hai vòi chảy được \(\frac{1}{12}\)(bể )

=> Ta có phương trình: \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{12}\)(1)

Vì vòi 1 chảy trong 5 giờ rồi khóa lại và mở vòi 2 trong 15 giờ thì được 75% bể nên ta có:

\(5.\frac{1}{x}+15.\frac{1}{y}=\frac{75}{100}\)(2)

Từ (1); (2) giải hệ với ẩn \(\frac{1}{x};\frac{1}{y}\)ta có:

\(\hept{\begin{cases}\frac{1}{x}=\frac{1}{20}\\\frac{1}{y}=\frac{1}{30}\end{cases}}\)<=> x = 20; y = 30

Vậy vò 1 chảy 1 mình trong 20 giờ thì đầy bể; vòi hai chảy 1 mình trong 30 giờ thì đẩy bể.