Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 6. Để làm sạch mẫu kim loại đồng có lẫn kim loại sắt và kẽm, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch:
a. FeCl2 dư b. ZnCl2 dư c. CuCl2 dư d. AlCl3 dư
Câu 7.Dung dịch ZnCl2 bị lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể làm sạch dung dịch ZnCl2 này bằng kim loại:
a. Zn b. Mg c. Na d. Cu
Câu 8: Nhận biết 3 kim loại: Al, Ag, Fe bằng các thuốc thử:
A. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3
B. Dung dịch CuSO4 và dung dịch BaCl2
C. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl
D. Dung dịch HCl và dung dịch NaCl
Câu 9.Dữ kiện nào dưới đây cho thấy nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt:
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm
C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt
D. Chỉ có sắt bị nam châm hút
Câu 10.Cây đinh sắt trong trường hợp nào dưới đây bị gỉ sét nhanh và nhiều hơn:
A.Để ngoài không khí ẩm. B. Ngâm trong dầu ăn.
C.Ngâm trong dung dịch nước muối D. Ngâm trong nhớt máy.
Câu 11.Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong vì:
A.Nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B.Nhôm tác dụng được với dung dịch bazo.
C.Nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D.Một lý do khác.
Câu 12.Kim loại nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH:
A.Fe B. Cu C. Al D. Ag
Câu 13.Có một mẫu sắt bị lẫn tạp chất là nhôm. Có thể làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó vào:
A.Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 dư
C.Dung dịch HCl dư D. Nước cất
Câu 14.Có 3 lọ đựng 3 chất riêng biệt: Mg, Al, Al2O3. Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết được cả 3 chất rắn trên. Thuốc thử cần dùng là dung dịch chất nào sau đây?
A. HCl B. H2O C. HNO3 D. NaOH
Câu 15: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4 loãng, hiện tượng xảy ra là:
A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần
B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch không đổi màu
D. Một phần đinh sắt bị hòa tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt
Câu 16: Bình làm bằng nhôm có thể dùng để đựng axit nào sau đây?
A. H3PO4 đặc nguội C. HCl
B. HNO3 đặc nguội D. HNO3 đặc nóng
Những chất nào sau đây có thể được dùng để làm khô khí lưu huỳnh đioxit bị ẩm?
A. CaO
B. H2SO4 đặc
C. Ca(OH)2
D. CuSO4 khan
Nguyên tắc làm khô khí là khí đó phải KHÔNG phản ứng với chất làm khô
=> Chọn B, D
tham khảo
a, Giả sử đem nung 100g đá vôi :
trong đó mCaCO3=100.85%=85(g )
m tạp chất=100-85=15(g )
khối lượng CO2 =100-70%.100=30(g )
PTHH: CaCO3----->CaO + CO2
100g------>56g---->44g
x-------> y-------->30g
m=Khối lượng CaCO3 bị nung là: mCaCO3= (30. 56 )/ 44= 68,2g
=>H%CaCO3 =68,2/ 85. 100%= 80,2%
b, Khối lượng CaO tạo thành là: mCaO= (30. 56)/ 44= 38.2(g)
Thành phần %CaO trong chất rắn sau khi nung là: m%CaO=38,2/70.100%=54.6%
2.
Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) ta được CO tinh khiết.SO2 và CO2 bị Ca(OH)2 giữ lại
1,
-Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử:
- Cho quỳ tím vào các dd trên:
+dd làm quỳ tím hóa đỏ là HCl và H2SO4
+ dd không làm quỳ tím đổi màu là Na2SO4
-Cho dd BaCl2 vào 2 dd còn lại:
+ dd xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4
+ dd không có hiện tượng xảy ra là HCl
PTHH: BaCl2+H2SO4--->BaSO4\(\downarrow\)+2HCl
1)Tại sao nhôm hoạt động hơn sắt , đồng nhưng khi để các đồ vật bằng nhôm , sắt ,đồng ngoài không khí thì đồ vặt bằng nhôm rất bền ko bị hư hỏng , trái lại các đồ vật bằng sắt , đồng thì bị han rỉ ?
Trả lời : : Nhôm là kim loại hoạt động mạnh hơn Fe, Cu. Tuy nhiên các đồ vật bằng nhôm ở trong không khí vẫn không bị gỉ. Nguyên nhân là do lớp ngoài của Al đã tác dụng với O2 tạo một lớp oxit Al2O3 mỏng bảo vệ bên ngoài, ngăn không cho Al phản ứng với O2 nữa.
1. Do lớp ngoài của nhôm td với O2 tạo thành Al2O3 mỏng bảo vệ bên ngoài, ngăn ko cho Al td với oxi nữa.
2. Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl dư, sục tiếp khí O2 dư vào hh. Lọc, tách hất rắn sau pư làm khô được Ag nghuyên chất.
Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2
2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2
Cu + 2HCl + O2 \(\rightarrow\) CuCl2 + H2O
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O (1)
MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 + H2O (2)
MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2+ 2NaCl (3)
Mg(OH)2 -> MgO + H2O (4)
nMgO=0,06(mol)
nCO2=0,1025(mol)
=>nMgO=nMgCO3=0,06(mol)
mMgCO3=0,06.84=5,04(g)
Từ 2:
nCO2=nMgCO3=0,06(mol)
=>nCO2(1)=0,1025-0,06=0,0425(mol)
Từ 1:
nCaCO3=nCO2(1)=0,0425(mol)
mCaCO3=100.0,0425=4,25(g)
%mCaCO3=\(\dfrac{4,25}{10}.100\%=42,5\%\)
%mMgCO3=\(\dfrac{5,04}{10}.100\%=50,4\%\)