K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn ($2$ $-$ $3$ ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào $T,$ tế bào $B$) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tuyến phòng thủ đầu tiên đề cập đến các hàng rào có trong cơ thể, chuyên dùng để ngăn chặn mầm bệnh và dị vật xâm nhập. Bao gồm da và niêm mạc (hàng rào vật lý) cũng như các chất bài tiết như chất nhầy, nước bọt, nước mắt và dịch dạ dày (hàng rào hóa học).

Tham khảo!

- Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus, ...). Nếu mầ bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Loại tế bào

Vai trò

Tế bào trình diện kháng nguyên

Bắt giữ các tác nhân gây bệnh, mang kháng nguyên đến trình diện cho các tế bào T hỗ trợ làm hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ

Tế bào t hỗ trợ

- Gây các đáp ứng miễn dịch nguyên phát gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào

- Tiết ra cytokeni hoạt hóa tế bào B

Tế bào B

Tăng sinh và biệt hóa tạo các tế bào B nhớ và tương bào

Tế bào T độc

Tiết ra chất độc để làm tan các tế bào có kháng nguyên lạ

Tế bào T hỗ trợ

Hoạt hóa các tế bào đáp ứng miễn dịch khác

Tế bào B và T nhớ

Ghi nhớ các kháng nguyên để khi chúng tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh và mạnh hơn

Cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào $T$ hỗ trợ. Khi được kích hoạt, tế bào $T$ hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào $B$ và $T$ độc thực hiện đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:

- Vai trò của miễn dịch dịch thể: Tế bào $plasma$ sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào dễ dàng bắt giữ và loại bỏ kháng nguyên. Các tế bào $B$ nhớ tạo thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại kháng nguyên nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể.

- Vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào: Tế bào $T$ độc liên kết đặc hiệu với các tế bào bị nhiễm, đồng thời sản sinh $enzyme$ và $perforin$ làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị phân hủy.

- Giữ chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất: ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế ăn đồ chiên rán và đồ ngọt.

- Giữ chế độ vận động điều độ.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh mũi miệng đúng cách.

- Tránh những tổn thương của cơ thể: tránh làm da bị xây xát; hạn chế các tác nhân gây tổn thương niêm mạc các cơ quan như miệng, mũi, dạ dày.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:

- Hàng rào bảo vệ bên ngoài: 

+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.

+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.


+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật

- Hàng rào bảo vệ bên trong:

+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.

+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,..

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lý do khiến hệ miễn dịch không thể phát hiện ra các tế bào ung thư để tiêu diệt đó là vì chúng có khả năng ẩn náu xen lẫn với các tế bào khỏe mạnh bình thường. Ví dụ có những khối u có thể tiết ra một loại protein có tính chất tương tự như protein do các hạch bạch huyết sản xuất.

Tham khảo!

 

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Tính đặc hiệu

Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó

Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể

Thành phần

Các hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … 

Các kháng thể, tế bào lympho

Thời gian đáp ứng

Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng

Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì 

Tính hiệu quả

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn

Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bề mặt cơ thể: vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh; dịch nhày giữ bụi và tác nhân gây bệnh; dòng nước mắt, nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục) tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh; lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt) tiêu diệt tác nhân gây bệnh;…

- Nếu tác nhân gây bệnh thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bên trong cơ thể với nhiều cách thức khác nhau như:

+ Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

+ Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

+ Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp peptide và protein (như interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.