Câu 1. Văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" - hồi thứ mười bốn là của tác giả nào?
(5 Điểm)
Nguyễn Dữ
Ngô Thì Nhậm
Ngô Văn Sở
Ngô gia văn phái
5.Câu 2. Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc thể loại nào?
(5 Điểm)
Truyện cổ tích
Truyện truyền kì
Kí
Chí
6.Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" - hồi thứ mười bốn là:
(5 Điểm)
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Thuyết minh
7.Câu 4. Xét trên phương diện văn chương, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" được xếp vào thể loại nào?
(5 Điểm)
Truyện dài
Tiểu thuyết lịch sử
Truyện vừa
Hồi kí
8.Câu 5. Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là:
(5 Điểm)
Sự thống nhất của vương triều nhà Lê
Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê
Ghi chép về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
Tập hợp những câu chuyện về vua Quang Trung.
9.Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là nội dung đoạn trích hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một?
(5 Điểm)
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh.
Sự chủ quan kiêu ngạo của quân tướng Tôn Sĩ Nghị sau khi chiếm được Thăng Long.
Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
10.Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là phẩm chất của Quang Trung được nói đến trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”?
(5 Điểm)
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán; trí tuệ sáng suốt nhạy bén.
Gần gũi, gắn bó với nhân dân.
Tài dụng binh như thần.
Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
11.Câu 8. Lời dụ của Quang Trung trước quân sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An có câu: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Câu nói này thể hiện điều gì?
(5 Điểm)
Tố cáo tội ác của giặc.
Nêu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
Khẳng định chủ quyền đất nước.
Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chiến đấu chống xâm lược.
12.Câu 9. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?
“Ở các thời ấy, Bắc Nam riêng phận, trời đất lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài.”
(5 Điểm)
Câu mở rộng thành phần
Câu đơn
Câu ghép
Câu rút gọn
13.Câu 10. Ý nào sau đây không phải là nội dung lời phủ dụ quân lính của vua Quang Trung ở Nghệ An?
(5 Điểm)
Tố cáo tội ác xâm lược của giặc.
Nhắc lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Đề ra kế hoạch ngoại giao với giặc sau chiến thắng.
Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm và ra kỉ luật nghiêm.
14.Câu 11. Câu văn "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải." nói về nội dung gì?
(5 Điểm)
Tố cáo tội ác của giặc.
Nêu bật dã tâm của giặc.
Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc xâm lược.
Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm.
15.Câu 12. Ý nào sau đây không nói về tài quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ?
(5 Điểm)
Tổ chức hành quân thần tốc.
Tổ chức đội ngũ chỉnh tề.
Chuẩn bị kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
Tổ chức trận đánh linh hoạt.
16.Câu 13. Hai câu "Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện... Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng." được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức nào?
(5 Điểm)
Phép lặp
Phép thế
Phép nối
17.Câu 14. Thành ngữ có trong câu "Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn." là:
(5 Điểm)
"lương tri, lương năng"
"đồng tâm hiệp lực"
"dựng nên công lớn"
18.Câu 15. Xét theo mục đích nói, câu "Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng." thuộc kiểu câu gì?
(5 Điểm)
Trần thuật
Nghi vấn
Cầu khiến
Cảm thán
19.Câu 16. Câu "Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài." là lời vua Quang Trung nói với ai?
(5 Điểm)
Nguyễn Văn Tuyết
Ngô Thì Nhậm
Ngô Văn Sở
Hai tướng: Sở và Lân
20.Câu 17. Câu nào cho thấy ý chí quyết thắng của vua Quang Trung?
(5 Điểm)
"Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn."
"Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh."
"Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù."
"Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy."
21.Câu 18. Quan điểm đem lại "phúc" cho dân còn được thể hiện qua văn bản nào khác mà em đã được học?
(5 Điểm)
"Hịch tướng sĩ"
"Chiếu dời đô"
"Nước Đại Việt ta"
22.Câu 19. Câu "Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được." cho thấy nét đẹp nào của vua Quang Trung?
(5 Điểm)
Sáng suốt trong việc hoạch định kế sách đánh giặc.
Có ý chí quyết thắng.
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
Sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người.
23.Câu 20. Câu "Chờ mười năm nữa cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, lúc bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?" được dùng với mục đích gì?
(5 Điểm)
Hỏi
Cầu khiến.
Khẳng định.
Bộc lộ cảm xúc.
24.Câu 21. Hai câu "Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, còn đến việc tùy cơ ứng biến thì không có tài." được kiên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức nào?
(5 Điểm)
Phép lặp
Phép nối
Phép thế
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
25.Câu 22. Trạng ngữ trong câu "Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia." là:
(5 Điểm)
"đời nhà Đinh"
"hồi nội thuộc"
"xưa kia"
"từ đời nhà Đinh tới đây"
26.Câu 23. Ý nào sau đây không phải là việc lớn mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã làm được khi đến Nghệ An?
(5 Điểm)
Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn để hỏi kế sách.
Tuyển mộ quân lính.
Mở cuộc duyệt binh lớn, phủ dụ quân lính.
Mở tiệc khao quân.
27.Câu 24. Vua Quang Trung hẹn các tướng vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng vào ngày nào của năm mới?
(5 Điểm)
Mồng ba tháng giêng
Mồng năm tháng giêng
Mồng bảy tháng giêng
Rằm tháng giêng
28.Câu 25. Chiến thuật của quân Tây Sơn từ khi đến sông Gián đến khi hạ đồn Hà Hồi là?
(5 Điểm)
Bắt sống quân do thám.
Bắc loa kêu gọi quân lính ra hàng.
Dàn thành trận chữ "nhất"
Dùng cách đánh giáp lá cà.
29.Câu 26. Ý nào sau đây nói về cách bố trí quân của vua Quang Trung lúc tổ chức hành quân?
(5 Điểm)
Quân mới tuyển đặt ở bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu.
Quân mới tuyển đặt ở trung quân.
Quân tinh nhuệ đặt ở trung quân.
Quân tinh nhuệ đặt ở bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu.
30.Câu 27. Kết cục của tướng giặc Sầm Nghi Đống là gì?
(5 Điểm)
Bị giết chết.
Tự thắt cổ chết.
Bị rơi xuống cầu phao mà chết.
Chạy trốn về mẫu quốc.
31.Câu 28. Cụm từ nào sau đây được tác giả dùng để nói về thái độ của Tôn Sĩ Nghị khi nghe tin cáo cấp là quân Tây Sơn đã đến Thăng Long?
(5 Điểm)
"không hề lo chi đến việc bất trắc"
"sợ mất mật"
"rụng rời sợ hãi"
"hoảng hồn"
32.Câu 29. Từ thích hợp để nói về tướng Tôn Sĩ Nghị trong văn bản là:
(5 Điểm)
"bất tài", "vô dụng"
"ích kỉ"
"hèn nhát"
"ngang ngược"
33.Câu 30. Từ nào sau đây nói về tình cảnh của quân Thanh khi quân Tây Sơn tiến đánh Thăng Long?
(5 Điểm)
"xấu hổ"
"thảm bại"
"đại bại"
"cuống quýt"
34.Câu 31. Từ nào sau đây nói về giọng điệu của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống?
(5 Điểm)
"hả hê"
"ngậm ngùi"
"chua xót"
"đanh thép"
35.Câu 32. Nhịp văn khi tác giả miêu tả cuộc tháo chạy của quân tương nhà Thanh có đặc điểm gì?
(5 Điểm)
Nhanh.
Dồn dập.
Chậm.
Lúc nhanh lúc chậm.
36.Câu 33. Thái độ của tác giả trước sự thất bại thảm hại của quân Thanh xuất phát từ nguyên nhân nào?
(5 Điểm)
Tác giả là cựu thần của nhà Lê.
Tác giả là những người chép sử.
Tác giả là những người yêu nước.
37.Câu 34. Thái độ của tác giả trước số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống xuất phát từ nguyên nhân nào?
(5 Điểm)
Tác giả là cựu thần của nhà Lê.
Tác giả là những người chép sử.
Tác giả là những người yêu nước.
38.Câu 35. Ý nào sau đây không phải là nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí"- hồi thứ mười bốn?
(5 Điểm)
Cách trần thuật đặc sắc.
Khắc họa hình tượng nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ khá đậm nét.
Sử dụng thủ pháp tăng cấp.
Nhịp kể linh hoạt.
39.Câu 36. Khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã có phản ứng gì?
(5 Điểm)
Giận lắm.
Liền họp các tướng sĩ.
Ngay lập tức lên ngôi hoàng đế.
Thân chinh cầm quân đi ngay.
40.Câu 37. Thành ngữ nào sau đây phù hợp để nói về cách xử trí của vua Quang Trung với các tướng Sở và Lân ở Tam Điệp?
(5 Điểm)
"dĩ hòa vi quý"
"mất lòng trước, được lòng sau"
"bên trọng bên khinh"
"thủy chung như nhất"
41.Câu 38. Trong văn bản, nhân vật Ngô Thì Nhậm hiện lên là người như thế nào?
(5 Điểm)
Giỏi võ nghệ.
Đa mưu túc trí (giỏi mưu kế).
Giỏi chế tạo vũ khí.
Khéo lời lẽ, có tài ngoại giao.
42.Câu 39. Trong thực tế, quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long sớm hơn mấy ngày so với kế hoạch?
(5 Điểm)
1 ngày
2 ngày
3 ngày
4 ngày
43.Câu 40. Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ trong đoạn trích là:
(5 Điểm)
Quan điểm lịch sử: tôn trọng sự thật lịch sử.
Cảm hứng lãng mạn.
Cảm hứng yêu nước; niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Cảm hứng hoài cổ.
Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.
Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thể kỉ XVIII, những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân. Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ. Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.