Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả cho rằng " Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình? " Bởi lẽ người bình thường thường tập trung vào các mối quan hệ hay những sự trải nghiệm gần gũi hơn trong cuộc sống hàng ngày. Cảm xúc của họ thường dựa trên những liên kết xã hội và cá nhân mà họ có với những người này. Điều này là một phần của tự nhiên con người, nơi chúng ta thường xem xét cũng như quan tâm đến những người xung quanh và các quan hệ xã hội của mình.
Ngược lại, nghệ sĩ thường có tầm nhìn rộng hơn, tâm hồn sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Họ có khả năng cảm nhận và thấu hiểu sự đa dạng và vẻ đẹp của mọi thứ, từ thiên nhiên đến con người, thậm chí đối với những thứ không có trái tim như cảnh quan, vật thể hoặc thứ gì đó trừu tượng. Tâm hồn nghệ sĩ có thể mở rộng ra khỏi giới hạn của các mối quan hệ cá nhân và bao phủ mọi khía cạnh của thế giới.
Tâm hồn nghệ sĩ có thể so sánh với tấm lòng trời đất bởi vì họ thường xem thế giới xung quanh như một tác phẩm nghệ thuật. Họ có khả năng biểu hiện cảm xúc của họ đối với mọi thứ thông qua nghệ thuật của bản thân, bất kể là gì. Điều này giúp họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và cảm động mà mọi người có thể đồng cảm,thấu hiểu.
Đặt nhan đề “con đường không chọn” nhằm làm rõ một tâm lý phổ biến ở con người: thường tiếc nuối về những gì mình không chọn, cảm thấy băn khoăn, con trở về lựa chọn của bản thân. Tâm lí “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mình đã chọn mà không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường từng có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.
Những năm đầu cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Bác phải chăm lo trăm công ngàn việc. Nhân dân ta ai cũng lo cho sức khoẻ của Bác. Nhiều người với tư cách cá nhân, tập thể đã dành thì giờ đến thăm Bắc Bộ phủ - nơi ở và làm việc của Chính phủ ta hồi đó - thăm sức khoẻ của Bác. Lúc bấy giờ, việc đến thăm vị Chủ tịch nước không đến nỗi phải qua nhiều thủ tục phiền phức rắc rối.
Nhân chuyến vào Thanh Hoá có việc riêng, nữ thi sĩ Hằng Phương đã nghĩ làm sao khi về phải có món quà đầy ý nghĩa đến thăm sức khoẻ của Bác. Tại Thanh Hoá có loại cam làng Giang ngon nổi tiếng. Nhà thơ liền chọn mua chục quả về biếu Bác.
Ngồi trên xe trở về Hà Nội, vừa khư khư ôm túi cam, vừa nghĩ đến ngày mai vào Bắc Bộ phủ gặp Bác nên nói câu gì, và nói thế nào cho phải phép với Bác. Hằng Phương nhẩm ngay một bài thơ:
Cam ngon Thanh Hoá vốn dòng
Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu
Đắng cay Cụ đã trải nhiều
Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây
Cùng quốc dân hưởng những ngày
Tự do hạnh phúc tràn đầy trời Nam
Anh hùng tỏ mặt giang san
Lưu danh thiên cổ vẻ vang giống nòi
Sáng hôm sau nhà thơ cẩn thận gói cam vào giấy đẹp, trân trọng chép lại bài thơ rồi đến Bắc Bộ phủ thăm Bác.
Vừa đến cổng, bà liền được đồng chí bảo vệ chỉ đường vào phòng làm việc của Bác. Nhưng lúc đó Bác còn bận tiếp một vị khách nước ngoài ở phòng tiếp khách. Đồng chí văn phòng bảo nhà thơ ngồi chờ một lát. Nhưng nhà thơ thấy Bác bận quá, không muốn làm phiền Bác, bèn gửi cam và bài thơ lại rồi xin phép ra về.
Sau khi tiễn chân người khách nước ngoài, Bác trở lại văn phòng và biết bà khách đã về rồi. Nhìn gói cam và đọc bài thơ, Bác rất cảm động, nhưng lại không biết tên và địa chỉ của khách, Bác bèn làm một bài thơ đăng báo Phụ nữ để trả lời. Bài thơ đề là "Tặng cam":
Cảm ơn biếu gói cam
Nhận thì không đặng, từ làm sao đây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.
Bài thơ bày tỏ lời cảm ơn , đồng thời nhân đó nêu lên bài học đạo đức từ một câu tục ngữ rất quen thuộc và khẳng định niềm tin vào thắng lợi sắp đến.
Mấy chục năm qua, bài thơ đã đi vào lòng mọi người, nhưng ít ai chú ý đến chi tiết bà biếu gói cam - một chi tiết gợi cảm hứng cho sự ra đời một bài thơ có giá trị của Bác.
Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.
Cụ Darwin đã dạy rằng: Thế giới hữu cơ được hình thành từ vật chất vô cơ, các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành các hợp chất hoá học mới rồi đến phân tử hữu cơ có chứa 4 nguyên tố C,H,O,N – phân tử protêin đầu tiên. Quá trình này diễn ra trong cả tỉ năm và thuyết của Darwin được coi là mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến...
Đại loại là cụ Darwin cho rằng trong tất cả các loài mà sự sống được bắt đầu từ vât chất vô cơ, nghĩa là sự sống mọi loài đều cùng một xuất phát điểm nhưng loài người là động vật tiến bộ nhất trong các nhánh của sự sống....
Con người là động vật, điều đó là hiển nhiên, nhưng hơn hẳn các động vật khác vì biết ....tự thắc mắc mình là ai! Có lẽ vì thế mà mình tự phong cho mình là ....động vật cấp cao chăng?
con người không phải động vật bậc thấp.Con người là động vật cao cấp.
Thầy giáo mình bảo thế.