K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2022

Tại sao có nắng, mưa  Tại vì mặt trời chiếu vào bầu khí quyển; vì có nắng nên hơi nước bốc hơi và tạo thành mây, mây nhiều hơi nước tạo thành mưa

Tại sao có ngày, có đêm  Tại vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời, vì Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa Trái Đất nên nếu bên bán cần Nam là ngày thì bán cầu Bắc là đêm

Tại sao VN không có tuyết mà .... quanh năm  Vì Việt Nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới (đới nóng) nên không có tuyết. Còn ở Cực Nam thì ở vùng khí hậu ôn đới (đới lạnh) nên có tuyết

 

   
8 tháng 9 2022

có nắng là khi mặt trời chiếu vào trái đất con có mưa là do hơi nước từ biển tích tụ lại nhiều thì mây nặng quá nên rơi . Trái đất ta hình tròn và quay quanh mặt trời và ban ngày lầ lúc 1/2 trái đất tiếp nhận luồng ánh sáng của mặt trời và ngược lại 1/2 trái đất ko tiếp nhận được ánh sáng nên là có đêm và VN thường xuyên ko có tuyết vì chúng ta sống ở vùng nhiệt đới ( nắng chiếu vào đất nước ta trung bình ) nên đôi lúc chúng ta có tuyết là có giá lạnh từ nga hay trung quốc nới có tuyết như ở Sapa vậy còn Nam Cực do ko tiếp xúc được nhiều ánh nắng chiếu vào nên Nam Cực mới lạnh như vậy đấy bạn nguyễn phương thảo vy ạ  

3 tháng 8 2021
A. nóng ẩm mưa nhiều
3 tháng 8 2021
C. Nắng nóng kéo dài khô hạn
3 tháng 7 2018

- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?A. Cận nhiệt.                                          B. Nhiệt đới.C. Ôn đới                                               D. Hàn đới.Câu 9. Khu vực có băng tuyết quanh năm, nhiệt độ trung bình năm đều dưới 100C thuộc đới nào?A. Cận nhiệt.                                          B. Nhiệt đới.C. Ôn đới                                               D. Hàn đới.Câu 10. Một...
Đọc tiếp

Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

A. Cận nhiệt.                                          B. Nhiệt đới.

C. Ôn đới                                               D. Hàn đới.

Câu 9. Khu vực có băng tuyết quanh năm, nhiệt độ trung bình năm đều dưới 100C thuộc đới nào?

A. Cận nhiệt.                                          B. Nhiệt đới.

C. Ôn đới                                               D. Hàn đới.

Câu 10. Một trong những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.                      B. số lượng sinh vật tăng.

C. mực nước ở sông tăng.                      D. dân số ngày càng tăng.

Câu 11. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Tín phong.                                                  B. Đông cực.

C. Tây ôn đới.                                        D. Gió mùa.

6
1 tháng 3 2022

8B

9D

10A

11B

21 tháng 12 2016

1, Vì khi nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu Nam lại ngả về bên tối và ngược lại .

2, Do đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất không trùng nhau nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa .banhqua

5 tháng 1 2017

vì trái đất có dạng hình cầu do đó Mặt Trời cũng chỉ chiếu sáng được 1 nửa nửa được chiếu sáng =>sáng và ngược lại

 Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau  nguyenvanlap on Fri Sep 28, 2012 6:55 pm 1. 1.1. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực.- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.- Ở các...
Đọc tiếp

 Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau

Bài gửi  nguyenvanlap on Fri Sep 28, 2012 6:55 pm

 1. 1.1. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực.
- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực:
+ Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.
+ Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
Ngày 22/6
 Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm.
 Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.
 Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
 Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.
 Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.
Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6
1.2. Hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa.
Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. 
- Từ ngày 22/3 đến ngày 23/9 : bán cầu Bắc hướng về phía Mặt trời, vòng phân chia sáng – tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối. Vì thế nên ngày dài hơn đêm. Vào ngày Hạ chí (22/6), Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h trưa tại chí tuyến Bắc, tất cả các địa điểm ở BBC có ngày dài nhất trong năm.
- Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 : bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, tại mọi địa điểm đều có đêm dài hơn ngày. Càng gần cực Bắc, đêm càng dài, ngày càng ngắn. Ngày Đông chí (22/12), ở vĩ tuyến 66033’B, đêm dài 24h, không có ngày
1.3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất theo vĩ độ
Độ dài ngày – đêm có sự thay đổi khi đi từ xích đạo về cực. Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn và cực sẽ có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
6
4 tháng 11 2017

dài thế hả bn?ucche

26 tháng 10 2019

oho bạn viết văn hả bạn?

I.PHẦN ĐỊA LÍ -Bài 6. Vì sao phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây? -Bài 7. + Năm nhuận có bao nhiêu ngày?             +Ngày 22/12 tại vĩ tuyến 66º33´B đêm dài bao nhiêu giờ?             +Từ sau ngày 23/9, vì sao nhiều đàn chim bay về phương Nam? -Bài 10. Kể tên 2 hiện tượng của của trình ngoại sinh và 2 hiện tượng của của trình nội sinh. -Bài 11. +Tỉnh nào có nhiều than đá nhất ở nước ta?         +Trình bày đặc điểm của...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỊA LÍ

 -Bài 6. Vì sao phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây?

 -Bài 7. + Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

             +Ngày 22/12 tại vĩ tuyến 66º33´B đêm dài bao nhiêu giờ?

             +Từ sau ngày 23/9, vì sao nhiều đàn chim bay về phương Nam?

 -Bài 10. Kể tên 2 hiện tượng của của trình ngoại sinh và 2 hiện tượng của của trình nội sinh.

 -Bài 11. +Tỉnh nào có nhiều than đá nhất ở nước ta?

         +Trình bày đặc điểm của địa hình cacxtơ.

         +Dựa vào trạng thái vật lý có mấy nhóm khoáng sản? Mỗi nhóm cho 2 ví dụ?

         +Nguồn gốc hình thành đồng bằng?

         +Nguyên nhân hình thành địa hình cacxtơ?

         + Hãy mô tả về dãy núi Hoàng liên sơn.

         +Tỉnh nào có Động Phong Nha?

         +Dựa vào phân loại núi theo độ cao thì có mấy loại núi?

         +Vùng Trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa 2 dạng địa hình nào?

         +Vì sao việc khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm và hợp lý?

 

2
30 tháng 11 2021

Bài 6: 

- Trả lời:Do trái đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên giờ trái đất muộn dần từ Đông ang Tây ,tức là múi giờ nào nằm về phía Đông sẽ đón ánh nắng Mặt Trời trước => Các múi giờ ở phía Đông nước ta có giờ sớm hơn phía Tây.

Bài 7:

- Trả lời:

Bài 6: 

- Trả lời:Do trái đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên giờ trái đất muộn dần từ Đông ang Tây ,tức là múi giờ nào nằm về phía Đông sẽ đón ánh nắng Mặt Trời trước => Các múi giờ ở phía Đông nước ta có giờ sớm hơn phía Tây.

Bài 7:

- Trả lời:

+ Trong năm nhuận, tháng 2  29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch (năm tính theo dương lịch) dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.

+- Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ (đêm trắng); điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ (ngày trắng).

30 tháng 11 2021

Mình chỉ biết nhiêu đây thôi nha bạn.

 

26 tháng 3 2021

-Nguồn gốc:xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo

-Hướng gió :Đông Bắc

-Thời gian hoạt động:quanh năm 

-Phạm vi hoạt động:từ vĩ tuyến 60oB trở vào

Không biết có đúng không nữa

26 tháng 3 2021

Đúng ko vậy :3 :)

29 tháng 10 2016

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất liên hệ với Việt Nam qua câu tục ngữ:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối."

Từ trong thực tế, hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (Tháng 5) và "Ngày ngắn, đêm dài" (Tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch ngày đêm giữa hai nửa cầu và các mùa. Cụ thể:

- Vào tháng 6 (Tháng 5 Âm lịch) do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa Trái Đất (do Trái Đất hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nó được chiếu sáng hơn nửa cầu Nam. Do đó, các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (Ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở bán cầu Bắc nên đêm tháng năm ngắn, đúng với "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng."

- Vào tháng 12 (Tháng 10 Âm lịch), vào mùa đông, do Trái Đất chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc nên ngày tháng mười ngắn, đúng với "Ngày tháng mười chưa cười đã tối."

29 tháng 10 2016

Không cóp mạng :)

Câu 4: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền? A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm. B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm. C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng...
Đọc tiếp

Câu 4: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

 A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

 B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

 C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.

  D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 5: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:

A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.

B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.

D. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương và luôn thay đổi.

Câu 6: Nhiệt độ không khí thay đổi:

A. Theo vĩ độ.

  B. Theo độ cao.

  C. Gần biển hoặc xa biển.

  D. Cả A, B, C đều đúng.

4
7 tháng 8 2021

4 C

5 B

6 D

7 tháng 8 2021

Câu 4: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

 A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

 B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

 C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.

  D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 5: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:

A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.

B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.

D. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương và luôn thay đổi.

Câu 6: Nhiệt độ không khí thay đổi:

A. Theo vĩ độ.

  B. Theo độ cao.

  C. Gần biển hoặc xa biển.

  D. Cả A, B, C đều đúng.