Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Câu 1:
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
Câu 3:
Thời gian là : 365 ngày 5 h 48' 46"
Câu 1: Từ Tây sang Đông.
Câu 2: Người ta chia Trái Đất làm 2 khu vực là đất liền và đại dương.
2. Em chỉ cần đặt ngọn đèn ở một vị trí cố định. Sau đó đặt quả địa cầu trước ngọn đèn, chúng ta thấy nửa cầu hướng về phía ngọn đèn sáng đó là ban ngày, nửa khuất trong bóng tối là ban đêm
Tiếp theo, em dùng tay xoay quả địa cầu theo chiều từ Tây sang Đông thì sẽ thấy các nửa cầu lần lượt được chiếu sáng và khuất trong bóng tối.
Đó chính là hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
Chúc em học tốt!
1. Trái Đất tự quay quanh trực sinh ra các hệ quả sau:
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Sự luân phiên ngày đêm
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
(Nếu đề bài chỉ yêu cầu nêu ra tên các hệ quả thì em kể ra, còn nếu yêu cầu trình bày thì em trình bày chi tiết nội dung từng hệ quả nhé)
Chúc em học tốt!
Vì :
- Trái Đất có dạng hình cầu
- Mặt Trời lúc nào cũng chỉ chiếu sáng được 1 nữa ( nửa đc chiếu sáng là ngày , nửa ko đc chiếu sáng là đêm )
- Trái Đất có hình cầu và nó quay xung quanh trục nên khi nữa bán cầu quay về hướng mặt trời (lúc đó trời sáng) thì bên nữa bán cầu còn lại sẽ là trời tối...
-Ánh sáng Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng nửa Trái đất, chúng ta chỉ ở vào thời gian ban ngày, khi phần Trái đất của chúng ta quay về phía Mặt trời. Trong thời gian phần trái đất của chúng ta quay sang khuất Mặt trời, chúng ta đang ở vào thời gian ban đêm.
Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên và phía dưới kinh tuyến chỉ các hướng Bắc, Nam. Đầu bên phải và bên trái vĩ tuyến chỉ các hướng Đông, Tây.
Các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua vì:
- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
- Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
- Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
Theo mình được biết thì các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển vậy, nó chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua
Chính vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít
*Đặc điểm của các đới khí hậu trên trái đất?
- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
Theo thuyết kiến tạo mảng ta có các mảng xô vào nhau tạo nên những đoạn nâng lên , Hạ xuống và do sự tác động của ngoại sinh và nội sinh tác động lên bề mặt trái đất.
cảm ơn