K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5.Cân bằng nội môi là gì?

Cân bằng nội môi là một đặc tính của một hệ thống mở để điều kiện môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống đều duy trì cân bằng nội môi.

5 tháng 3 2017

4.Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng.Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy , có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không?Tại sao?

- Tiêu chảy làm cho người bệnh thấy mệt mỏi, môi trường trong cơ thể bị đảo lộn và mất tác dụng.

- Nguyên nhân: do vệ sinh cơ thể ko sạch sẽ, do ảnh hưởng các loại máu khác,..

(ko chắc lắm nha bạn)

25 tháng 2 2017

Tiêu chảy làm cơ thể mất nước, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có nhiều nước kèm theo tình trạng đau bụng,.... Khi gặp phải tình trạng này cần phải bổ sung lại nước cho cơ thể, tránh thiêu nước.. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hoá trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định.

25 tháng 2 2017

đúng rồi .

(1) Nước tiểu là một sản phẩm thải của cơ thể, ngoài nước tiểu ,cơ thể còn thải ra ngoài những sản phẩm thải chủ yếu nào nữa ?Và việc thải những sản phẩm thải chủ yếu đó do các cơ quan nào đảm nhận? (2) Tại sao chúng ta cần phải uống bù nước và chất điện giải (hay còn gọi là các khoáng chất) khi bị tiêu chảy,...? (3) Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể...
Đọc tiếp

(1) Nước tiểu là một sản phẩm thải của cơ thể, ngoài nước tiểu ,cơ thể còn thải ra ngoài những sản phẩm thải chủ yếu nào nữa ?Và việc thải những sản phẩm thải chủ yếu đó do các cơ quan nào đảm nhận?

(2) Tại sao chúng ta cần phải uống bù nước và chất điện giải (hay còn gọi là các khoáng chất) khi bị tiêu chảy,...?

(3) Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng .Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy, có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không ?Tại sao?

(4)Cân bằng nội môi là gì?

(5)Thận có vai trò gì trong cân bằng nội môi?

(6)Hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Giúp mình đi, mai mình học dồikhocroikhocroi

8
30 tháng 3 2017

Câu 4 :

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Câu 5 :

Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng.

30 tháng 3 2017

1.

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

- Hệ hô hấp thải loại C02.

- Da thải loại mồ hôi.

- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

19 tháng 12 2020

Các bệnh về gan : viêm gan B, viem gan C, xơ gan, ung thư gan,...

Vai trò: tiết dịch mật và tích trữ ở túi mật. Hòa vào thức ăn cùng các enzim giúp chuyển hóa các chất phức tạp thành chát dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể hấp thụ.

19 tháng 12 2020

Nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống là vì:

-Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn với hoạt động sống của các tế bào và đều cần năng lượng.

-Tế bào thực hiện chuyển hóa vật chất và năng lượng giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

28 tháng 12 2020

C1:

Xương có hai tính chất: cứng chắc và mềm dẻo

Vì trong xương có:

-Xương có chất vô cơ(muối kháng):giúp xương cứng chắc nhưng giòn

-xương có chất hữu cơ (chất cốt giao):giúp xương mềm dẻo

C2:

Nguyên nhân:

- Lượng oxi cung cấp cho xương thiếu

- Năng lượng cung cấp ít dần

- Tạo ra axit lactic tích tụ và đầu độc cơ

--> Gây ra hiện tương mỏi cơ

Biên pháp:

- Hít thở sâu

- Xoa bóp cơ, uống nước

- Cần ó thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lí

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể

28 tháng 12 2020

C3:

- Các chất bị biến đổi hóa học và sản phẩm của chúng:

+ gluxit--> đường đơn

+protein-->axit amin

+lipit--> axit béo và glixerin

+axic nucleic-->các thành phần của nucleotit

21 tháng 12 2020

2)

 các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp hết sức đa dạng, trong đó có các vấn đề chính sau: Viêm loét dạ dày tá tràng. Trào ngược dạ dày thực quản. Rối loạn tiêu hóa. Bệnh viêm đại tràng. Bệnh trĩ Cách phòng tránh bệnh tiêu hóa: 3) đánh răng vào buổi tối không chỉ ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn, mà còn làm giảm nguy cơ sâu răng do sự hình thành các mảng bám. Bạn nên đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ để loại bỏ các hạt thức ăn thừa bị mắc kẹt trong khoang miệng, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng.
21 tháng 12 2020

4)

+ Miễn dịch tự nhiên:

  - Là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó (thủy đậu, quai bị...).

  - Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được không qua sự tác động của con người. 

+ Miễn dịch nhân tạo:

  - Là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó (bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt).

  - Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được nhờ sự tác động của con người.

Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể tăng cao thì ta lại phải giữ ấm cơ thể và uống thuốc vì:

Thường thì để tự cơn sốt giảm sẽ tốt hơn. Dù sao, nếu bạn thấy khó chịu, có thể uống các thuốc giảm sốt như aspirin và acetaminophen (hoặc tylenol). Nên uống theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc (liều lượng trung bình là 2 viên mỗi 3 tiếng). Không nên dùng aspirin cho những người bị dị ứng với thuốc này và trẻ em dưới 21 tháng tuổi.

Trái với thành kiến cổ xưa tại Việt Nam rằng người bị sốt phải trùm chăn thật kín và mặc quần áo thật ấm, hãy để cơ thể bạn tự nhiên. Cởi bớt y phục ra hoặc mặc thêm vào là tùy theo bạn thấy nóng hay lạnh, sao cho cảm thấy thoải mái là được. Đối với hài nhi chưa biết nói, nên theo dõi cẩn thận xem chúng đang cảm thấy nóng hay lạnh. Về nhiệt độ trong phòng cũng vậy, nên giữ khoảng 20-25 độ C, không nên quá nóng. Mở cửa sổ vừa phải để không khí tươi mát lùa vào (nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì đóng cửa sổ và dùng máy điều hòa không khí). Nhìn chung, cơ thể con người là bộ máy huyền diệu nhất, hãy làm những gì cơ thể cảm thấy thoải mái, bệnh sẽ mau lành hơn.

Không làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể vì:

Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con tuy nhiên đây là cách truyền nhiệt hiệu quả rất thấp. Một số ngâm con vào nước ấm - cách làm này trước đây nhiều người áp dụng tuy hiện nay thì không cần thiết.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay hườm lạnh. Nhiều thí nghiệm cho thấy các biện pháp này chỉ làm trong trường hợp say nóng, say nắng còn sốt do bệnh lý nhiễm khuẩn thì không làm nữa. Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Trong khi đó thực tế biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.

Cách tốt và hiệu quả nhất là chườm ấm cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ (37 – 40 độ C), vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ (những vùng nhiều nếp gấp ra) sẽ giúp lỗ chân lông mở, thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.

Và nguyên tắc vô cùng quan trọng là cho trẻ uống đủ nước (tốt nhất là oresol) sẽ giúp hạ sốt hiệu quả.